Quản lý nhà hàng là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của quản lý nhà hàng là bao nhiêu?

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là vị trí đầu tàu, là người đưa ra những quyết định lớn nhỏ, chi phối mọi hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Đây là công việc áp lực, nhiều thử thách nhưng cũng có không ít cái thú vị của riêng nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau về những công việc chính mà một quản lý nhà hàng phải làm nhé.

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là thuật ngữ khá quen thuộc với chúng ta. Công việc chính của quản lý nhà hàng đó chính là điều hành toàn bộ các bộ phận trong nhà hàng đó. Ví dụ như nhân sự, phục vụ, bar, trải nghiệm khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính nhà hàng,…Nhìn vào bản mô tả công việc quản lý nhà hàng, chắc hẳn bạn sẽ “choáng” trước độ phức tạp và áp lực mà một quản trị viên nhà hàng phải đối mặt.

Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng làm những công việc gì?

Ở vị trí cấp cao như Quản lý nhà hàng, những công việc bạn cần quan tâm đến rất nhiều. Cụ thể:

Quản Lý Nhân Sự

Quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và đôn đốc nhân viên thực hiện theo tiến độ; thực hiện chấm công hàng tháng; đánh giá định kì kết quả làm việc của nhân viên…

Người quản lý còn phải luôn theo sát nhân viên bằng cách khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên; và đảm bảo phúc lợi, sức khỏe cho nhân viên.

Quản Lý Tài Chính

Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…

Quản Lý Cơ Sở Vật Chất

Người quản lý phải vừa có cái nhìn bao quát, vừa chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng. Công việc này bao gồm nắm rõ báo cáo chi phí nguyên vật liệu, lợi nhuận thu được mỗi ngày; xây dựng kế hoạch để đạt chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận; ký kết hoặc hủy hợp đồng theo thẩm quyền được phân công; đồng thời đề ra giải pháp thúc đẩy doanh số…

Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ

Công việc này xoay quanh giám sát để đảm bảo các hoạt động đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nhà hàng; tính khoa học của thực đơn; đáp ứng yêu cầu khẩu vị khách hàng; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất giải pháp cải tiến để nhà hàng tốt hơn…

Kinh Doanh Và Tiếp Thị

Đây là một hạng mục công việc khác của cấp quản lý, bao gồm chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng; triển khai sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu nhà hàng; phối hợp phòng kinh doanh xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng; tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt…

Giải Quyết Sự Cố, Khiếu Nại Từ Khách Hàng

Quản lý nhà hàng là người trực tiếp giải quyết phàn nàn của thực khách nếu nhân viên không giải quyết được; tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng của thực khách; xây dựng, duy trì quan hệ với khách quen, tạo ấn tượng đẹp trong mắt thực khách…

Những thách thức trong công việc Quản lý nhà hàng gồm những gì?

Những thách thức trong công việc Quản lý nhà hàng bao gồm:

Vấn đề nhân sự

Nếu tài chính có thể kiểm soát, thống kê bằng những con số, thì với nhân sự, những người quản lý nhà hàng thường không mấy dễ dàng. Chủ quán thường tiện, tuyển nhân viên vào, để nhân viên tự làm quen với công việc. Dẫn đến tình trạng tự làm, phục vụ chậm, khách hàng phàn nàn. Nhân viên làm một thời gian thái độ và tinh thần không còn được như khi trước. Một vài trường hợp có những phản ứng tiêu cực như gian lận, biển thủ…

Vấn đề tài chính

Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận buộc quản lý nhà hàng phải là người thống kê được và minh bạch nhất. Đối với những nhà hàng còn đang áp dụng việc tính toán thủ công, tình trạng nhân viên sửa đơn, thu thêm tiền ngoài của khách hàng rất khó kiểm soát. Kiểm kê các bước ban đầu không tránh khỏi thiếu sót, thất thoát. Nhiều việc thu chi, nhớ nhớ quên quên không kịp cập nhật vào sổ sách, cộng thêm việc ở cửa hàng, giấy tờ, công nợ. Thôi coi như xong, một người quản hay mười người quản cũng là không đủ.

Kho quỹ quá tải

Nỗi ác mộng kiểm kho vào mỗi đợt cuối tháng. Với những cái tên như: hàng tồn, hàng hết hạn, chênh lệch xuất nhập, hao hụt… kiểm ngày chưa đủ, kiểm tuần chưa xong. Báo cáo sai số nhiều, hàng hết mà không kịp nhập, hàng tồn nhiều quá hạn không kịp xử lý.

Vấn đề tài sản

Lượng khách mà nhà hàng, quán ăn của bạn phải tiếp hàng ngày sẽ khiến cho các trang thiết bị, vật dụng phần nào hao mòn nhanh chóng. Điều khó tránh là những vị thượng đế thường hay vô tư. Những tình huống dở khóc dở cười khi khách hàng làm hỏng đồ của nhà hàng. Nhân viên có thể nhắc nhở, phạt còn khách đền bù cũng khó mà không nhà hàng lại thiệt hại

Văn hóa phục vụ

Đây được xem là yếu điểm của phần lớn những mô hình kinh doanh ngành dịch vụ. Công bằng để nói, khách hàng không chỉ có 1,2 khẩu vị, cũng không chỉ có 1,2 tính cách. Để làm vừa lòng, nghề làm dâu trăm họ đặc biệt là đồ ăn lại càng phải hiểu rõ và đối mặt. Khi đó, vai trò cầu nối ở giữa của khách hàng và nhân viên không ai khác ngoài người quản lý.

Lương của Quản lý nhà hàng là bao nhiêu?

Với nhà hàng độc lập, quản lý nhà hàng được xem như giám đốc nhà hàng; chịu trách nhiệm tổng thể hoạt động của nhà hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà vị trí này có mức lương dao động từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.

Nếu nhà hàng đó nằm trong khách sạn, quản lý nhà hàng sẽ không chịu trách nhiệm quản lý khu vực bếp. Mức lương hàng tháng cho quản lý nhà hàng trong khách sạn, resort sẽ là 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Vị trí Quản lý nhà hàng có những yêu cầu nào?

Người quản lý sẽ là người thay giám đốc nhà hàng điều hành; quản lý mọi công việc trong nhà hàng, vì vậy để có thể đảm nhận vị trí này, bạn cần phải đáp ứng được một số tiêu chí sau: 

Vị trí Quản lý nhà hàng có những yêu cầu nào?
Vị trí Quản lý nhà hàng có những yêu cầu, kỹ năng nào?
  • Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng ở các chuyên ngành quản lí nhà hàng/ khách sạn hoặc các ngành có liên quan
  • Có 2-3 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lí/ trợ lí/ giám sát nhà hàng
  • Có sự hiểu biết về ẩm thực, có thẩm mỹ tốt để đánh giá được cách bài trí nhà hàng và cách trang trí món ăn
  • Ngoại ngữ tốt, đặc biệt là có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh
  • Thành thạo tin học văn phòng
  • Có kỹ năng lên kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức và giám sát công việc.
  • Biết phân tích, tổng hợp, làm báo cáo.
  • Kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý vấn đề tốt
  • Có niềm đam mê, khả năng chịu được áp lực và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Kết luận 

Công việc quản lý nhà hàng tuy vất vả, nhiều áp lực đè nặng nhưng mức thu nhập không tồi chút nào. Chỉ cần bạn cố gắng làm việc và tích góp kinh nghiệm bạn sẽ lên được vị trí này một ngày không xa. Hi với những gì Reviewedu cung cấp bạn sẽ có hướng đi riêng và thành công trên con đường bạn chọn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *