Người Quản lý là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Quản lý là bao nhiêu?

Người quản lý là một nhân sự quan trọng trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đảm bảo cho tổ chức có thể vận hành ổn định và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Vậy quản lý là gì? Họ đóng vai trò như thế nào trong tổ chức? Mời bạn đọc cùng Reviewedu tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Người Quản lý là gì? Vị trí công việc Quản lý là gì?

Người quản lý là một người hay một nhóm người có quyền lực trong tổ chức. Họ có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của nhân viên dưới quyền. Là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, thông qua các nguồn lực. Cho phép tổ chức, hoạt động một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu tổ chức đã đặt ra.

Quản lý là gì?
Quản lý là gì?

Khái niệm quản lý trong các lĩnh vực khác nhau như thế nào?

Có thể thấy rằng, quản lý là nhiệm vụ diễn ra ở bất kỳ lĩnh vực khía cạnh nào. Ở mỗi phương diện khác nhau thì định nghĩa về vị trí này cũng có sự thay đổi. Cụ thể như:

Quản lý làm trong Nhà nước 

Quản lý nhà nước là hoạt động mà các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo định hướng. Điều này được thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Đây là hoạt động có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, mạnh mẽ nhất trong hệ thống.

Quản lý làm trong các doanh nghiệp

Quản lý và giám sát nhân viên, nguồn nhân lực, các dự án, hoạt động tại các công ty. Tổ chức nhằm duy trì sự ổn định về mặt số lượng cũng như chất lượng. Nhờ có họ mà doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, năng suất làm việc cao hơn và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh.

Quản lý thời gian

Quản lý thời gian thuộc phạm vi nhỏ hơn so với hai khái niệm đã nêu ở trên. Theo đó, khái niệm này muốn nhắc đến quá trình thiết lập kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, hành vi nhằm thúc đẩy các cá nhân hoạt động tốt mục tiêu đề ra. Quản lý thời gian hiệu quả là tiền đề giúp công việc được hoàn thành đúng và chất lượng.

Người quản lý làm những công việc gì?

Để đảm bảo cho tổ chức mà họ quản lý vận hành tốt và đạt được các mục tiêu. Một người làm trong vị trí này phải đảm nhiệm khác nhiều công việc khác nhau. Cụ thể như:

Hoạch định

  • Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác lập mục tiêu không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
  • Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng vì vậy thời gian dành cho công việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì việc tổ chức thực hiện càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay không là phụ thuộc vào các việc nhỏ hàng ngày.

Tổ chức thực hiện

  • Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của người quản lý. Với một công ty đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của họ đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.

Lãnh đạo

  • Lãnh đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Kiểm tra

  • Kiểm tra là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá nhân, bộ phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Người quản lý làm những công việc gì?
Người quản lý làm những công việc gì?

Các cấp bậc Quản lý trong một tổ chức gồm những gì?

Trong công việc này có nhiều cấp bậc, khác nhau. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, tổ chức sẽ có những cấp bậc phù hợp. Bạn có thể xem dưới đây:

Quản lý cấp cao

  • Là người có quyền lực cao nhất trong một tổ chức, điều hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của tổ chức.
  • Là người đưa ra định hướng phát triển và chiến lược dài hạn cho tổ chức.
  • Là người có kỹ năng tư duy, phân tích và đánh giá tốt đối với thị trường cũng như đối với mọi nguồn lực của tổ chức.

Quản lý cấp trung

  • Là người hỗ trợ đắc lực cho cấp trên, tư vấn, góp ý trong những quyết định liên quan đến hoạt động của tổ chức.
  • Là người truyền đạt quyết định của các cấp cao đến nhân viên bên dưới và triển khai việc thực hiện.
  • Báo cáo với cấp cao về kết quả công việc và đề xuất phương án giải quyết nếu có trục trặc.

Quản lý cấp thấp

  • Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai chỉ đạo của quản lý cấp trên đến toàn thể nhân viên phụ trách.
  • Là người gần với nhân viên nhất, nên có khả năng tạo ảnh hưởng lớn đến nhân viên, quyết định đến hiệu suất công việc.

Vai trò của Quản lý quan trọng như thế nào?

Nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, quan hệ, thông tin và ra quyết định. Họ dẫn dắt đội ngũ, vận hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Cụ thể:

  • Vai trò đối với quan hệ và giao tiếp: Họ trở thành đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để giao thiệp với bên ngoài. Đồng thời, họ sẽ là cầu nối giữa các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Vai trò thông tin: Họ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và phổ biến thông tin cho các cấp và các bộ phận được biết.
  • Vai trò quyết định: Đây là vai trò lớn nhất, quan trọng nhất của nhà quản lý. Họ có khả năng đưa ra quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức của mình. Đồng thời, chính họ cũng là người phải chịu trách nhiệm với mọi quyết định của bản thân.

Những khó khăn và thách thức của vị trí Quản lý là gì?

Với vai trò như một đầu tàu của các bộ phận trong doanh nghiệp. Các quản lý không ít gặp phải những thách thức khó khăn trong công việc như:

Phạm Vi Trách Nhiệm Lớn

Vì là những người chịu trách nhiệm và có quyền hành cao trong tổ chức, nên bất cứ khi nào các phòng ban xảy ra vấn đề họ sẽ là người đứng ra giải quyết nhằm xử lý tranh chấp; hài hòa các mối quan hệ; và đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

Luôn Phải Cải Tiến Quy Trình Để Tăng Năng Suất

Một vấn đề nữa trong quá trình vận hành doanh nghiệp đó là các lỗi sai sót từ cách xử lý nghiệp vụ đến từ con người. Đây là điều mà ở bất cứ môi trường doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, cũng có thể xảy ra.

Để kiểm tra những gì đang diễn ra tại một địa điểm bán hàng nào đó, các cấp buộc phải đến từng nơi nằm trong khu vực quản lý và đảm bảo rằng cửa hàng có đang thực hiện đúng hay không.

Quản lý nhân viên

Một nhà quản trị doanh nghiệp tốt cần khéo léo nhắc nhở khi nhân viên phạm sai hoặc kịp thời khen thưởng để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên, với những công ty có lượng nhân sự lớn thì việc đó thường không dễ dàng.

Quá Nhiều Báo Cáo Phải Xử Lý

Phần lớn thời gian của họ là dành cho việc xử lý và tổng hợp các báo cáo từ nhiều phòng ban khác nhau. Từ báo cáo dữ liệu, hiệu suất, doanh số đến việc biên soạn và đọc các tài liệu tài chính, marketing,… Đây cũng chính là một trong những thách thức và nhiệm vụ chính đối với các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực hiện nay.

Kết luận

Chúng tôi đã cung cấp đến quý đọc giả một số thông tin quan trọng trong công việc này. Để có thể trả lời được câu hỏi Quản lý là gì? Có thể thấy họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của một tổ chức. Hãy tham khảo để lựa chọn cho bản thân một con đường phù hợp. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *