Như các bạn đã biết, trước diễn biến khó lường của đại dịch COVID 19 công tác phòng chống dịch ngày càng trở nên cấp thiết, rất cần những bác sĩ trong ngành y. Nếu bạn quan tâm đến ngành này thì chúng ta cùng tìm hiểu ngành y học dự phòng là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo là bao nhiêu? Và sau khi ra trường sẽ làm gì, ở đâu nhé!
Ngành y học dự phòng là gì?
Ngành Y học dự phòng (Preventive healthcare) là một lĩnh vực Y tế liên quan việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Trong khi Y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì ngàn này quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Nó được thực hiện nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy, bảo vệ sức khỏe, giám sát vấn đề sức khỏe của người dân. Sau đó xác định nhu cầu sức khỏe của người dân và lập kế hoạch, quản lý, đánh giá các dịch vụ y tế.
Mục tiêu hàng đầu của ngành học là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
Các khối thi vào ngành y học dự phòng là gì?
Với mã mã ngành: 7720110, ngành y học dự phòng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- B00: Toán – Hóa – Sinh
- B08: Toán – Sinh – Anh
- D08: Toán – Sinh – Anh
- D07: Toán – Hóa – Anh
- A00: Toán – Lý – Hóa
Điểm chuẩn ngành y học dự phòng là bao nhiêu?
Tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường mà sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Bởi sự khác nhau này được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện tuyển sinh của từng trường. Nhưng nhìn chung trong năm 2020, điểm chuẩn ngành y học dự phòng dao động từ 19 đến 24 điểm.
Trường nào đào tạo ngành y học dự phòng?
Trong năm 2020 có 9 trường tuyển sinh và đào tạo ngành này. Tùy theo bạn đang ở đâu, khả năng của bạn thế nào mà lựa chọn trường đào tạo phù hợp nhé. Bạn có thể theo học y học dự phòng tại các trường đào tạo sau:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y dược Hải Phòng
- Đại học Y dược Thái Nguyên
- Đại học Y dược Thái Bình.
Khu vực miền Trung
- Đại học Y dược Huế
- Đại học Y khoa Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Y dược TP.HCM
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Y dược Cần Thơ
Liệu bạn có phù hợp với ngành này?
Để có thể học tập và làm việc trong ngành này, bạn cần có những tố chất và điều kiện như sau:
- Có trí tuệ tốt để có thể thành công qua các môn học trong quá trình học tập tại trường đại học mà mình theo học.
- Có tính cần cù, chăm chỉ để hoàn thành mọi bài tập hoặc các bài thực hành, thực tế.
- Dành nhiều thời gian để học tập, hiểu lượng thông tin lớn, do ngành học này là ngành học có rất nhiều kiến thức cần phải ghi nhớ.
- Có sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả. Bởi chúng ta cũng biết rằng ngành y là một ngành học khá vất vả so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục.
- Ngoại ngữ tốt cũng là một trong những điều kiện tất yếu của người học y nói chung và y tế dự phòng nói riêng.
- Có niềm đam mê, yêu thích đặc biệt với ngành y tế dự phòng.
Học ngành y học dự phòng cần học giỏi những môn gì?
Để trở thành 1 bác sĩ y học bạn cần học giỏi những môn sau đây:
- Tiếng Anh: Ngành này của nước ngoài có rất nhiều cuốn sách hay. Vì thế, vốn Tiếng Anh của bạn tốt sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hay và bổ ích.
- Hóa học và vật lý sẽ giúp chúng ta có nguồn kiến thức tốt hơn.
Chỉ cần các bạn học tập chăm chỉ và đam mê ngành học này thì các bạn sẽ học được.
Học Y học dự phòng ra làm gì?
Sau khi học xong các bạn có thể làm các công việc tại các đơn vị sau:
- Làm việc tại Bộ y tế, các viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có các ngành về y tế.
- Làm việc tại các trung tâm y tế dự phòng từ cơ sở tới trung ương.
- Làm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, phòng chống bệnh dịch.
- Chăm sóc cho bệnh nhân và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại các trung tâm y tế.
- Làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước…
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân.
- Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.
Mức lương cho ngành này là bao nhiêu?
Tùy vào khả năng và trình độ học tập của bạn mà sẽ có những mức lương sẽ khác nhau. Sinh viên ngành Y học dự phòng mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở y tế dự phòng sẽ có mức lương cơ bản từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương từ 8 – 13 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.
Tương lai của ngành Y học dự phòng
Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ y bác sĩ ngành Y học dự phòng tăng 25-30% so với toàn ngành, tuy nhiên số lượng trên vẫn chưa thực sự đủ. Minh chứng cho điều đó, số lượng nhân sư ở các cơ sở y tế tuyến quận, huyện đang thếu trầm trọng.
Vì vậy có thể thấy rằng, để bổ sung cho nguồn nhân lực thiếu hụt, không còn cách nào khác ngoài việc đẩy mạnh tăng cường chất lượng đạo tạo, thu hút thí sinh, đầu tư mạnh cho ngành. Như vậy, triển vọng nghề nghiệp trong ngành Y tế dự phòng là rất lớn.
Kết luận
Y học dự phòng là một ngành được kết hợp hài hòa giữa các phương pháp khám chữa và phòng bệnh khác nhau với mục đích nâng cao và bảo vệ sức khỏe người dân. Nó còn là cầu nối giữa nền y học cổ truyền và y học hiện đại. Như vậy, trong bài viết trên chúng ta đã hiểu rõ hơn về ngành Y học dự phòng phải không nào? Hy vọng rằng những thông tin mà Reviewedu.net cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp của mình.