Hiện nay, thời đại công nghệ 4.0 đang rất hot với những ngành chuyên về công nghệ. Nổi bật lên và được nhiều sinh viên săn đón là ngành Thiết kế vi mạch. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này, cũng như cơ hội khi ra trường nhé!
Ngành Thiết kế vi mạch là gì?
Ngành Thiết kế vi mạch có tên tiếng Anh là Integrated circuit design hay VLSI design. Một ngành nghề chuyên nghiên cứu, phát triển và chế tạo các chip điện tử, còn gọi là mạch tích hợp (IC – Integrated Circuit). Đây là chuyên ngành của ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử. Họ là người tạo ra các mạch tích hợp trên một chip bán dẫn. Các vi mạch tích hợp này có thể chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện, và nhiều thành phần khác trên một chip nhỏ.
Ngành Thiết kế vi mạch cần học những gì?
Để trở thành một nhà thiết kế vi mạch, bạn cần học nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là một số môn học quan trọng và kỹ năng cần thiết:
Cơ sở kiến thức về điện tử
Điều này bao gồm lý thuyết về điện và điện tử cơ bản, kiến thức về linh kiện điện tử, nguyên tắc hoạt động của bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, và các linh kiện điện tử khác.
Kiến thức về vi mạch tích hợp (ICs)
Thành thạo việc làm vi mạch sử dụng các ICs, bao gồm việc kết hợp các ICs để tạo ra các chức năng phức tạp.
Lập trình và vi xử lý
Hiểu về lập trình và vi xử lý là rất quan trọng trong thiết kế vi mạch, đặc biệt khi bạn cần thiết kế vi mạch có khả năng xử lý thông tin.
Công nghệ sản xuất
Nắm vững kiến thức về quá trình sản xuất vi mạch, từ việc tạo ra các bản vẽ đến quy trình sản xuất thực tế. Điều này giúp bạn hiểu rõ về khả năng và hạn chế trong việc thiết kế vi mạch.
Phần mềm mô phỏng và thiết kế vi mạch
Sử dụng các công cụ phần mềm như Cadence, Mentor Graphics, hoặc các phần mềm mô phỏng vi mạch để kiểm tra, mô phỏng, và tối ưu hóa thiết kế của bạn trước khi sản xuất.
Kiến thức về lĩnh vực ứng dụng cụ thể
Tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng cụ thể (ví dụ: vi mạch cho thiết bị y tế, vi mạch điện thoại di động, vi mạch ô tô, vv.), bạn cần hiểu rõ yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của lĩnh vực đó.
Một số khía cạnh quan trọng về ngành Thiết kế vi mạch
Để có thể hiểu sâu cũng như có đủ khả năng để đảm nhiệm khi thực hiện công việc, bạn nên xem qua qua một số khía cạnh liên quan đến ngành học như:
Kỹ thuật số và tương tự
Thiết kế vi mạch có thể được chia thành hai lĩnh vực chính: kỹ thuật số và tương tự. Kỹ thuật số xử lý tín hiệu dưới dạng số hóa (mức tín hiệu thay đổi giữa hai trạng thái có “1” và không có “0”), trong khi kỹ thuật tương tự xử lý tín hiệu dưới dạng liên tục (mức tín hiệu thay đổi giữa các trạng thái biến thiên liên tục).
Quá trình thiết kế
Quá trình thiết kế vi mạch bao gồm nhiều bước, bắt đầu từ việc xác định yêu cầu của sản phẩm và các tính năng cần thiết. Sau đó, các kỹ sư thiết kế sẽ sử dụng các công cụ và phần mềm để tạo ra sơ đồ mạch, mô phỏng, và kiểm tra hiệu suất của mạch.
Phần mềm thiết kế
Công cụ phần mềm như Cadence, Synopsys, Mentor Graphics và nhiều phần mềm khác được sử dụng trong thiết kế vi mạch. Chúng cho phép kỹ sư mô phỏng mạch, và tạo ra bản thiết kế mạch thực tế, kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng mạch hoạt động đúng và đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm.
Ứng Dụng
Thiết kế vi mạch được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm điện tử tiêu dùng, viễn thông, ô tô, y tế, năng lượng, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
Học ngành Thiết kế vi mạch có thể làm những công việc gì?
Kỹ sư thiết kế vi mạch có thể làm việc tại các công ty sản xuất chip, linh kiện bán dẫn, các công ty sản xuất thiết bị điện tử, hoặc các công ty nghiên cứu và phát triển. Các vị trí công việc mà kỹ sư thiết kế vi mạch có thể đảm nhiệm bao gồm:
- Kỹ sư thiết kế mạch điện tử.
- Kỹ sư thiết kế logic.
- Kỹ sư thiết kế vật lý.
- Kỹ sư thử nghiệm vi mạch.
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển vi mạch.
Mức lương của ngành Thiết kế vi mạch là bao nhiêu?
Mức lương của kỹ sư thiết kế vi mạch phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn và vị trí công việc. Mức lương khởi điểm của kỹ sư thiết kế vi mạch dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Sau khi có kinh nghiệm, mức lương của kỹ sư thiết kế vi mạch có thể lên tới 50 – 100 triệu đồng/tháng.
Mức lương theo kinh nghiệm
- Mới ra trường: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
- 1 – 3 năm kinh nghiệm: 25 – 30 triệu đồng/tháng.
- 3 – 6 năm kinh nghiệm: 35 – 40 triệu đồng/tháng.
- Trên 6 năm kinh nghiệm: 50 – 100 triệu đồng/tháng.
Mức lương theo vị trí công việc
- Kỹ sư thiết kế mạch điện tử: 20 – 30 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư thiết kế logic: 25 – 35 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư thiết kế vật lý: 30 – 40 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư thử nghiệm vi mạch: 25 – 30 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển vi mạch: 35 – 50 triệu đồng/tháng.
Cơ hội việc làm của ngành Thiết kế vi mạch trong tương lai như thế nào?
Chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn trên thế giới có thể được chia thành 4 nhóm: thiết kế vi mạch, sản xuất vi mạch, đóng gói – kiểm tra vi mạch và chế tạo thiết bị. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất chip và linh kiện bán dẫn.
Việt Nam đã dần hình thành cộng đồng doanh nghiệp thiết kế vi mạch, với hơn 30 doanh nghiệp, được đánh giá là một trong các cộng đồng lớn của khu vực. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có thiết kế vi mạch, cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%.
Hợp tác vi mạch bán dẫn cũng là điểm nhấn trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Mỹ. Hiện một số tập đoàn công nghệ trong nước đã làm việc và ký các biên bản ghi nhớ hợp tác cùng với một số tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn như Synopsys, Marvell, Qualcomm,… nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
Học Thiết kế vi mạch ở đâu? Những trường đào tạo ngành Thiết kế vi mạch tốt nhất
Cao đẳng Anh Quốc BTEC FPT
- Công nghệ bán dẫn là nền tảng để tạo ra các mạch điện tử tích hợp (IC), còn thiết kế vi mạch là quá trình tạo ra các IC này. Chính vì vậy, nếu bạn quan tâm đến thiết kế vi mạch thì ngành Công nghệ bán dẫn của BTEC FPT là một sự lựa chọn phù hợp.
Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thiết kế vi mạch là một chuyên ngành đào tạo sau đại học của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Hoa Sen
- Chương trình Thạc sĩ Thiết kế Vi mạch tại Đại học Hoa Sen được thiết kế để đào tạo các kỹ sư vi mạch có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vi mạch trong nước và khu vực.
Điểm chuẩn ngành Thiết kế vi mạch là bao nhiêu? Cao hay thấp?
Tuyển sinh vào nhóm ngành liên quan thiết kế vi mạch thường xét tổ hợp A0 (Toán –Lý –Hóa), A1 (Toán- Lý –Anh), nếu chọn phương thức xét học bạ hay xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Vài năm qua, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện, điện tử dao động từ 16 – 27 điểm. Dẫn đầu về mức điểm chuẩn ngành này là ĐH Bách khoa Hà Nội với. Mức điểm này xấp xỉ các ngành “hot” khác của trường như: Tự động hóa, Công nghệ thông tin…
- Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM có mức điểm trúng tuyển có mức điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện, điện tử có mức điểm chuẩn cao nhất khu vực phía Nam.
- Đạt mức điểm 23 đến gần 26 điểm, thí sinh có thể xem xét đăng ký vào ngành Kỹ thuật điện, điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng hay Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.
- Các trường như ĐH Điện lực, ĐH Mỏ – Địa chất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM;…điểm chuẩn dao động ở mức gần và đến 20 điểm.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết, liên quan đến chuyên ngành Thiết kế vi mạch. Các thông tin đã được Reviewedu tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết, cũng như một số hiểu biết về ngành. Tham khảo để lựa chọn cho bản thân một ngành học thích hợp.