Ngành Sư phạm Tiếng Nga là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Sư phạm tiếng Nga

Việt Nam và Liên Bang Nga là hai nước có mối quan hệ ngoại giao thân thiết. Từ xưa đến nay, Liên Bang Nga luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong cả thời chiến lẫn thời bình. Vậy nên, học tập và làm các công việc liên quan đến tiếng Nga như giảng dạy, biên – phiên dịch… luôn được xem là một trong những lựa chọn khôn ngoan. Nếu bạn đang thắc mắc “Ngành sư phạm tiếng Nga học gì?”, “Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?” thì hãy đọc hết bài viết này nhé!

Ngành Sư phạm Tiếng Nga là gì?

Đây là ngành đào tạo ra đội ngũ giảng viên có trình độ tiếng Nga xuất sắc, có khả năng truyền đạt kiến thức tốt với mọi đối tượng người học, yêu thích việc giảng dạy và có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh những yêu cầu chuyên môn về kỹ năng đứng lớp, kiến thức tiếng thì sinh viên còn phải mài giũa những kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện… Do đó, sau khi hoàn thành chương trình cử nhân sư phạm tiếng Nga, bạn sẽ không chỉ có bề dày về kiến thức tiếng mà còn được trau dồi cả về văn hóa, lịch sử, kinh tế – chính trị của xứ sở Bạch Dương.

Ngành Sư phạm tiếng Nga
Ngành Sư phạm tiếng Nga là gì?

Chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho sinh viên thời gian 4 năm để rèn luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết song song với các kỹ năng sư phạm như: tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy… Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải hoàn thành các học phần bắt buộc như: học phần lý luận chính trị (Tư tưởng HCM, Đường lối của Đảng CSVN…), học phần giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh… Ngoài ra, ở năm học cuối sinh viên còn có các học phần tự chọn với nhiều nội dung phong phú như: Biên – phiên dịch, Tiếng Nga du lịch, Tiếng Nga công sở… Tùy theo định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường mà các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Nga là gì?

Khối thi vào ngành học này nhìn chung khá đa dạng. Dưới đây là một số khối thi phổ biến có thể chọn để xét tuyển đầu vào ở nhiều cơ sở giáo dục.

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Nga là bao nhiêu?

Nhìn chung, điểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Nga không cao như những ngành học khác. Mức điểm bình quân để đậu theo phương thức xét kết quả thi THPT dao động từ 17 đến 20 điểm (thang điểm 30) tùy các năm. Đối với cách tính theo thang điểm 40 của trường ĐH Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội với môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2 thì điểm chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 27,05 – 28,05 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nga?

Trên cả nước hiện nay chỉ có ba cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành sư phạm tiếng Nga. Mặc dù số lượng còn khá khiêm tốn nhưng chất lượng giảng dạy vẫn được đánh giá rất cao. Nếu bạn có nhu cầu muốn nộp đơn vào ngành học này thì vẫn có thể tham khảo các gợi ý sau đây.

  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên 
  • Đại học Sư phạm TP.HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Về cơ bản thì ngành học này vẫn tập trung đào tạo cho sinh viên kỹ năng về ngôn ngữ. Do đó, những đòi hỏi về tính chất của sinh viên ngành này không có nhiều khác biệt lắm nếu so sánh với các ngành ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, vì sứ mệnh giảng dạy của ngành là đào tạo ra đội ngũ giáo viên mẫn cán, yêu nghề nên nếu có thể mài giũa được càng nhiều yếu tố dưới đây khi còn ở trên ghế nhà trường sẽ là lợi thế lớn cho các bạn sinh viên trong quá trình công tác sau này.

Ngành Sư phạm tiếng Nga
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Yêu thích và có khả năng tiếng Nga sử dụng trôi chảy.
  • Có niềm đam mê với đất nước, nền văn hóa và con người xứ sở Bạch Dương.
  • Chịu được áp lực công việc cao.
  • Có khả năng truyền đạt dễ hiểu, sinh động.
  • Luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận vấn đề.
  • Cầu tiến, rèn luyện không ngừng để tiến bộ hơn từng ngày.
  • Yêu thương, tôn trọng học sinh. 
  • Luôn có ý thức giúp đỡ các em tiến bộ hơn.

Học ngành Sư phạm Tiếng Nga cần học giỏi môn gì?

Về cơ bản, các bạn phải học tốt một trong hai ngoại ngữ Tiếng Anh hoặc tiếng Nga nếu muốn nộp đơn xét tuyển vào ngành này. Ngoài ra, nếu học tốt các môn khối xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn xét tuyển hơn. Còn nếu bạn chỉ có lợi thế về môn Toán thì có thể xem xét nộp đơn theo khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh).

Cơ hội việc làm của các cử nhân ngành này như thế nào?

Mặc dù tên ngành là sư phạm tiếng Nga, nhưng sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc ở nhiều mảng liên quan. Bởi trong quá trình học tập tại trường, bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức về ngôn ngữ để có thể làm tốt ở nhiều lĩnh vực khác như du lịch, biên – phiên dịch… Đó chính là ưu thế đặc biệt của sinh viên các ngành sư phạm ngoại ngữ nói chung. Dưới đây là một số công việc phù hợp cho sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Nga tốt để bạn tham khảo.

Ngành Sư phạm tiếng Nga
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này ra sao?
  • Giảng dạy tiếng Nga: tiếng Nga là ngoại ngữ được dạy đa dạng ở các bậc học. Có một số nơi từ cấp THCS, THPT đã tổ chức dạy tiếng Nga ở môn ngoại ngữ 2. Ngoài ra, bạn còn có thể giảng dạy ở các trung tâm tiếng Nga, các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng có chuyên ngành thích hợp…
  • Chuyên viên nghiên cứu tiếng Nga ở các bộ, ban, ngành có sử dụng ngôn ngữ này do Nhà nước quản lý.
  • Phiên dịch viên, biên tập viên ở tòa soạn, đài truyền hình: có khả năng biên dịch văn bản hoặc phiên dịch trực tiếp các hội nghị, cuộc gặp song phương, sách báo, văn hóa phẩm từ tiếng Nga sang tiếng Việt.
  • Thư ký, trợ lý: phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, đàm phán, thương thảo hợp đồng, dịch vụ với cơ quan đối tác sử dụng tiếng Nga.
  • Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch có lượng du khách người Nga chiếm đa số.

Mức lương dành cho người làm ngành Sư phạm Tiếng Nga là bao nhiêu?

Tùy vào môi trường làm việc cụ thể mà mức lương sẽ có sự thay đổi. Những thông tin sau đây chỉ mang tính tham khảo để các bạn có cái nhìn khái quát nhất về thu nhập sau khi ra trường của một sinh viên ngành sư phạm Tiếng Nga nên có thể chưa chính xác tuyệt đối.

  • Giảng viên: 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu có thâm niên, trình độ học vấn cao thì mức lương có thể tăng lên đến 13 – 15 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên nghiên cứu: 8 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Phiên dịch viên, biên tập viên: 10 – 11 triệu đồng/tháng.
  • Thư ký, trợ lý: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Hướng dẫn viên du lịch: 9 triệu đồng/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nga

Đối với chương trình hệ đại học, sinh viên được tiếp cận với khối lượng kiến thức được phân bổ theo từng trường. Nhìn chung đều gồm các học phần: Kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và thực hành thực tế.
Đối với các môn chung, ngoài việc được tiếp cận với môn chính trị như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch Sử Đảng,…thì sinh viên còn được bổ trợ các kiến thức về ngoại ngữ căn bản, tin học. Sau khi hoàn thành, các bạn tiếp tục đến các nội dung về ngành và các phương pháp giảng dạy. Đây cũng chính là những học phần quan trọng vì sẽ liên quan đến công việc sau này của các bạn. Song song với đó là các cử nhân tương lai sẽ được thực tập để làm quen với công việc, để biết được những tình huống, vấn đề xảy ra; từ đó có sự linh hoạt trong cách giải quyết.

Kết luận

Sư phạm tiếng Nga vẫn luôn là một trong những ngành “lý tưởng” để các bạn học sinh lựa chọn theo học. Nếu bạn có đủ tình yêu với đất nước, con người và ngôn ngữ của xứ sở Bạch Dương thì hãy mạnh dạn đăng ký ngành học này. Bởi đó là một sự lựa chọn hoàn toàn chính xác!

Đánh giá bài viết
    • thắm đã trả lời:

      Giảng viên: 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu có thâm niên, trình độ học vấn cao thì mức lương có thể tăng lên đến 13 – 15 triệu đồng/tháng.
      Chuyên viên nghiên cứu: 8 – 9 triệu đồng/tháng.
      Phiên dịch viên, biên tập viên: 10 – 11 triệu đồng/tháng.
      Thư ký, trợ lý: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
      Hướng dẫn viên du lịch: 9 triệu đồng/tháng.

    • Ngân Khánh đã trả lời:

      Tùy theo vị trí làm bạn nha:
      Giảng viên: 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu có thâm niên, trình độ học vấn cao thì mức lương có thể tăng lên đến 13 – 15 triệu đồng/tháng.
      Chuyên viên nghiên cứu: 8 – 9 triệu đồng/tháng.
      Phiên dịch viên, biên tập viên: 10 – 11 triệu đồng/tháng.
      Thư ký, trợ lý: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
      Hướng dẫn viên du lịch: 9 triệu đồng/tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *