Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy

Trong những năm trở lại đây, ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy thu hút được rất nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh và các bạn học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn trường đại học. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin liên quan đến ngành học này. Hy vọng độc giả sẽ có cái nhìn khách quan và chân thực nhất cũng như có riêng cho mình sự lựa chọn ngành học đúng đắn.

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì?

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (KTXDCTT) là ngành học chuyên về việc thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo cũng như công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển…

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Ngành học này là gì?

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và kỹ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa. Từ đó, sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì?

Ngành học này có tất cả 05 khối, tổ hợp xét tuyển. Cụ thể là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý –  Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là bao nhiêu?

Theo thông tin năm 2020, điểm chuẩn của ngành KTXDCTT nằm ở mức từ 14  – 16.55 điểm. Mức điểm này phụ thuộc vào điểm thi THPTQG. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể tự mình tìm hiểu trên các trang, website tuyển sinh của từng trường.

Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy?

Ngành học này đang được rất nhiều trường đào tạo. Các bạn có thể tham khảo theo danh sách khu vực dưới đây:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Giao thông Vận tải
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Hàng Hải

Khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy?

Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Có khả năng học tốt các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học…
  • Đam mê kỹ thuật
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Sức khỏe đảm bảo trong các chuyến công tác
  • Có khả năng làm việc dưới áp lực lớn, khối lượng công việc cao
  • Khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học
  • Khả năng học tập độc lập
  • Kỹ năng hình thành ý tưởng
  • Có khả năng làm việc với máy móc và công cụ kỹ thuật
  • Tư duy linh hoạt, nhạy bén
  • Đam mê ngành xây dựng, kỹ thuật
  • Tinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng

Học ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy cần học giỏi môn gì?

Để có thể theo đuổi ước mơ trở thành một kỹ sư lành nghề, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:

  • Vật lý: Là bộ môn đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Ví dụ các môn chuyên ngành như: Đồ án đập đất, đập và hồ chứa, thủy năng I…
  • Tiếng Anh: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này.
  • Tin học: sinh viên sẽ phải làm việc với các vấn đề như thiết kế đồ án, sơ đồ, thiết kế các kết cấu đặc biệt… thông qua máy tính. Do đó, đây sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt môn tin học.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình học, các kỹ sư hoàn toàn có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc sau:

Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng… tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực thủy lợi, nông nghiệp, thủy điện, môi trường, phòng chống thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi – thủy điện, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình ven sông và bờ biển.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến dự án thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp, thủy sản, ban quản lý các lưu vực sông, phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường.
  • Thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình ven bờ.
  • Thi tuyển vào các cơ sở giáo dục bậc trung cấp, cao đẳng và đại học để giảng dạy các môn Thủy lực, Thủy văn, Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy công, Thủy điện, Trạm bơm, Cấp thoát nước,…
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Cơ học chất lỏng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến dạng,… ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là bao nhiêu?

Trên thị trường lao động, mức lương dành cho các kỹ sư KTXDCTT được chia ra làm 02 dạng.

  • Đối với các sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm: Trong tầm 7 – 10 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với các kỹ sư lâu năm, kinh nghiệm chuyên môn vững chắc: 15 – 20 triệu VNĐ/tháng.

Tuy nhiên, bất kể là kỹ sư mới làm việc trong ngành hay các kỹ sư chuyên nghiệp, họ đều nhận được mức phúc lợi, đãi ngộ chung từ cơ quan, doanh nghiệp họ làm việc như: Thưởng lễ tết, lương tháng thứ 13, tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thưởng theo năng suất làm việc…

Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng, ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy đã và đang đóng góp một đội ngũ nhân lực lớn đến không chỉ ngành xây dựng mà còn có cả ngành thủy lợi. Những kỹ sư chuyên ngành này chính là những nhân tố quan trọng đóng góp nên sự ổn định của các hồ chứa, thủy điện, đập,… Từ đó, lưu lượng nước có thể được duy trì ở mức ổn định hoặc đưa ra sự dự đoán, thông báo khi gặp sự cố bất ngờ, đảm bảo an toàn cho nhân dân quanh khu vực đó.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *