Ngành Hán Nôm là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Hán Nôm được biết đến là ngành học liên quan đến nghiên cứu, sưu tầm, phiên dịch những chữ học lịch sử. Đây là ngành học khá kén người học so với các ngành học khác. Ngành học này ra đời nhằm tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu cho những người đam mê ngành Hán Nôm. Để biết thêm về ngành học này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Hán Nôm.

Ngành Hán Nôm là gì?

Ngành Hán Nôm
Ngành Hán Nôm là gì?

Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học có khả năng liên kết con người, xã hội hiện đại với lịch sử và truyền thống văn hóa. Ngành học này cung cấp cho sinh viên những tri thức về lịch sử, văn hóa, ngữ văn và kiến thức cơ bản về Hán Nôm. Ngoài ra còn nhằm đáp ứng nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể, công ty, doanh nghiệp. Ngành Hán Nôm cung cấp cho sinh viên những thông tin, khái niệm về văn học và văn hóa. Đồng thời còn trang bị những kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa Việt Nam cho người học.

Các khối thi vào ngành Hán Nôm là gì?

Ngành Hán Nôm là ngành học liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Chính vì vậy, các khối xét tuyển cũng tập trung vào các tổ hợp thi xã hội ngoài hai tổ hợp chính là C và D:

  • C00: Ngữ văn, Địa Lý, Lịch Sử
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung

Điểm chuẩn ngành Hán Nôm là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Hán Nôm vào các trường đại học dao động từ 15 – 20 điểm, điểm trúng tuyển dựa vào điểm các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc dựa trên phương thức xét học bạ.

Các trường đào tạo ngành Hán Nôm

Vì là một ngành học khá khó, chính vì vậy tỷ lệ người theo học ngành này khá thấp. Thêm vào đó, những giảng viên phải dày dặn kinh nghiệm và phải có trình độ kỹ năng tốt mới có thể đào tạo sinh viên giỏi. Nên hiện nay ở Việt Nam chỉ có 3 trường đào tạo về lĩnh vực này:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại Học Huế
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Để biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành Hán Nôm
Ngành học này có thực sự dành cho bạn?
  • Khả năng học tốt các môn KHXH.
  • Nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp thu phương pháp, nghiên cứu của ngành Hán Nôm; linh hoạt trong cách khai thác nguồn tài liệu sách, báo, internet… giúp vận dụng hiệu quả trong công tác.
  • Ý thức tự lập, cần cù, thận trọng, kiên nhẫn trong công việc liên quan đến Hán Nôm, có thể tu dưỡng ý chí phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong các cơ quan, tổ chức.

Học ngành Hán Nôm cần giỏi môn gì?

Ngành Hán Nôm là ngành thuộc lĩnh vực xã hội. Đây là ngành chuyên nghiên cứu, sưu tầm, phiên dịch về ngôn ngữ. Người theo học ngành này nhất thiết phải giỏi môn Ngữ văn. Bạn phải có một nền tảng vững chắc về văn học thì mới có cơ sở để bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực này. Nó là một ngành học khó vì vậy người theo học ngành này phải thực sự giỏi môn Văn. Ngoài ra, người học còn phải có một niềm đam mê với ngành thì mới có thể theo học.

Cơ hội việc làm của ngành Hán Nôm như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành học này sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:

Ngành Hán Nôm
Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
  • Chuyên sưu tầm, bảo quản các văn bản cho tổ chức, viện bảo tàng, các trường học, trường nghề…
  • Nghiên cứu văn bản tại các cơ quan văn hóa, tổ chức lưu trữ thông tin.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan như: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Khoa học Huế, các khoa Ngữ văn tại các trường Đại học như: Sư Phạm, Đại học Vinh, Cần Thơ…
  • Giáo viên Ngữ văn tại các trường cấp THPT và THCS trên toàn quốc.
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Đông Nam Á, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học…
  • Cán bộ tại các Viện bảo tàng Quốc gia, Thành phố, cơ quan bảo tồn văn hóa trên cả nước.
  • Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí ngành, hướng dẫn viên cho cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Mức lương của ngành Hán Nôm là bao nhiêu?

Mức lương của những người công tác trong ngành phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm làm việc trong nghề. Với sinh viên chưa có kinh nghiệm chỉ phụ trách công việc biên tập, sưu tầm bảo quản, mức lương chỉ từ 7 – 9 triệu/tháng. Những cá nhân có kinh nghiệm có thể ứng tuyển vào làm tại Viện bảo tàng, Viện nghiên cứu, hay phiên dịch viên với mức lương khá cao từ 10 – 16 triệu/tháng.

Bí quyết để học tốt Ngành Hán Nôm

  • Ngành Hán Nôm được đánh giá là một trong các ngành không phải dễ học. Để học tốt được ngành này, bắt buộc bạn phải thực sự chăm chỉ và cần cù. Đồng thời, chịu khó nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên ngành có chọn lọc
  • Khi nhắc đến những bạn học ngành này, mọi người thường rất “nể phục” vì Hán Nôm được tổng hợp của lịch sử, văn học và cả triết học. Người học ngành này từ đó mà cũng uyên thâm về kiến thức và rất giỏi
  • Ngoài ra, để học giỏi ngành Hán Nôm thì bạn phải có niềm đam mê, khả năng học tốt các môn xã hội. Bên cạnh đó, là sự cần mẫn rèn luyện chữ Hán và chữ Nôm của mình. Vì có như vậy, bạn sẽ có cho mình tư duy phản biện và cách hành văn tốt. Sự ưa thích ngành là một trong yếu tố để bạn học tập tốt.

Kết luận

Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành Hán Nôm thông qua bài viết này. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt được kết quả tốt đẹp.

Đánh giá bài viết
    • Hồng đã trả lời:

      Ngành Hán Nôm là ngành học liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Chính vì vậy, các khối xét tuyển cũng tập trung vào các tổ hợp thi xã hội ngoài hai tổ hợp chính là C và D:

      C00: Ngữ văn, Địa Lý, Lịch Sử
      D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
      D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
      D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
      D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
      D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
      D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
      D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh
      D79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức
      D80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga
      D81: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật
      D82: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp
      D83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *