Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Một trong những nghề truyền thống ở nước ta đó chính là nghề Gốm. Cho đến nay, gốm vẫn có mặt trong cuộc sống của chúng ta và nó vẫn giữ nguyên được những nét đặc trưng riêng của mình cho mỗi gia đình Việt. Nhưng nói đến ngành Gốm thì không phải ai cũng biết đến. Bài viết dưới đây, ReviewEdu.net sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về ngành này cho các bạn tham khảo. 

Ngành Gốm là gì?

Ngành Gốm là ngành học về mỹ thuật. Ngành học này đào tạo sinh viên và những người theo học biết chế tác, tạo hình những vật dụng, đồ vật trong đời sống hàng ngày. Trong công trình xây dựng đều sử dụng nguyên liệu phần lớn là đất sét. Mục tiêu đào tạo ngành Gốm chủ yếu là xây dựng hệ thống những kiến thức về sáng tác, thiết kế, tạo dáng sản phẩm trên chất liệu gốm truyền thống.

Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
Tìm hiểu về ngành học

Theo học ngành Gốm, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở ngành như môn Triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng. Tiếp đến là các môn chuyên ngành về chuẩn bị vật liệu, nguyên liệu đất, chế biến nguyên liệu, lịch sử thiết kế chuyên ngành. Từ đó, các bạn sẽ được học các kỹ thuật chuyên sâu về tạo mẫu, tạo cốt, đổ khuôn, chỉnh sửa sản phẩm… Ngoài ra, các bạn được trau dồi thêm những môn học như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, trải nghiệm, thực hành nhằm phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.

Các khối thi vào ngành Gốm là gì?

Mã ngành: 7210107

Để theo học ngành Gốm, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:

  • H00: Ngữ văn – Vẽ hình họa người – Vẽ trang trí màu
  • H07: Toán – Hình họa – Trang trí

Các trường nào đào tạo ngành Gốm?

Hiện nay, chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành Gốm ở nước ta. Sinh viên có năng khiếu và niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật, đặc biệt là nghề Gốm thì có thể  lựa chọn Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là bến đỗ của mình. Ở đây, bạn sẽ được học tập và học nghề dưới sự dẫn dắt của những giảng viên chuyên môn nhiều thế hệ. Đây chính là ngôi trường duy nhất chuyên đào tạo ra những thế hệ tiếp nối ngành nghề trong tương lai. Và trường cũng vinh dự được đứng đầu trong ngành nghề đào tạo những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, mỹ thuật.

Điểm chuẩn ngành Gốm là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Gốm tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Riêng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đưa ra cách thức xét tuyển chính thức theo 2 phương thức. Đầu tiên là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập môn Toán hoặc Ngữ Văn trong 3 năm học phổ thông kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu do nhà trường tổ chức. Thứ hai là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi môn Toán hoặc Ngữ Văn tại kỳ thi THPT QG kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu do nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó, mức điểm chuẩn đưa ra trong năm 2020 là 18 – 19 điểm.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Ngành Gốm là ngành học về nghệ thuật, hội họa đòi hỏi người theo học ngành này phải có những tố chất như sau:

  • Có niềm đam mê với nghề và yêu nghề;
  • Có năng khiếu hội họa, am hiểu bố cục, hình thức và có con mắt nghệ thuật;
  • Có sự khéo léo, khiếu thẩm mỹ và có tay nghề;
  • Chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và tư duy sáng tạo;
  • Đảm bảo sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;
  • Ham học hỏi và thích tìm tòi những nguyên liệu mới để phát triển sản phẩm.
    Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
    Những tố chất cần có

Cơ hội việc làm ngành Gốm ra sao?

Sau khi tốt nghiệp ngành Gốm, các bạn sinh viên đại học sẽ trở thành những nhà thiết kế mỹ thuật có tay nghề giỏi và nhà kỹ thuật chuyên sâu về ngành nghề gốm. Các bạn là những cử nhân đóng góp tích cực vào kinh tế, văn hóa xã hội và trong sáng tác nghệ thuật. Chính vì thế, các bạn có hội được làm việc ở các vị trí như sau:

  • Nhân viên thiết kế mỹ thuật và tạo mẫu trang trí;
  • Nhà thiết kế và tạo mẫu sản phẩm làm việc trong các làng nghề Gốm, doanh nghiệp và các công ty có lĩnh vực liên quan;
  • Nhà điêu khắc bằng đắp nặn và thiết kế đồ họa vi tính, nội thất;
  • Tự mở công ty kinh doanh sản xuất đồ gốm tự do cho riêng mình;
  • Tổ trưởng, tổ phó, quản lý nhân sự tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
  • Công nhân tự tổ chức sản xuất gốm trong các làng nghề.
    Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
    Cơ hội việc làm

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Trải qua nhiều giai đoạn, ngành Gốm đã đạt được nhiều thành tựu trong mỹ thuật ứng dụng nói chung và trong cuộc sống ngày nay nói riêng. Các bậc họa sĩ thế hệ trước đầy tài năng và giàu tâm huyết đã đóng góp những công lao to lớn để xây dựng và phát triển ngành Gốm và giúp nó có chỗ đứng trong mỹ thuật ứng dụng ngày hôm nay. Mức lương ngành Gốm cho tới hiện nay được đánh giá là khá ổn định. Cụ thể như sau: 

  • Đối với những sinh viên sau tốt nghiệp mới ra trường làm nhân viên chế tác sản phẩm hoặc vị trí tương đương thì mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.
  • Đảm nhận vị trí quản lý, trưởng bộ phận sản xuất đã có chuyên môn và có trách nhiệm với công việc thì mức lương dao động từ 10 triệu đồng trở lên.
  • Đối với những người tự mở sản xuất kinh doanh về nghề Gốm riêng thì mức thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của bạn.
    Ngành Gốm là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo
    Thu nhập ổn định

Ngành gốm có gì vui?

Từ những thứ vô tri vô giác, tưởng chừng như vô vị thì bạn lại có thể biến nó thành những tác phẩm handmade có thể dùng cho chính bản thân minh hoặc tặng người thân, bạn bè.

Cùng với sự phát triển về kỹ thuật, tư duy thẩm mĩ, nhu cầu của xã hội, những tác phẩm gốm và điêu khắc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều không gian khác nhau. Từ những không gian sang trọng đến những nơi không giản nhỏ đều không thể thiếu những tác phẩm tinh tế được sáng tác một cách công phu của người nghệ nhân Gốm & Điêu khắc.

Kết luận

Cho đến thời điểm hiện tại, ngành Gốm vẫn phát triển với sứ mệnh lịch sử của mình. Nghề Gốm luôn phát huy những vẻ đẹp truyền thống và gìn giữ bản sắc dân tộc trong các công trình nghệ thuật mang tính hiện đại. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân mình. Mong rằng chính bạn sẽ là thế hệ tiếp nối làm nên những sáng tạo mới và những thành công mới cho dân tộc Việt Nam.  

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *