Chỉ huy âm nhạc ở Việt Nam có đang là một “nghề chông gai” sau khi tốt nghiệp ra trường? Có phải hiện nay ngành học này đang không được trọng dụng tại Việt Nam dẫn đến các cơ hội việc làm bó hẹp? Đây chính là những nỗi băn khoăn chung của nhiều sinh viên đang có ý định theo học ngành này. Bởi đối với nhiều người, đây vẫn là một ngành mới mẻ và lạ lẫm tại Việt Nam, một ngành tưởng chừng vô thưởng vô phạt. Vậy ngành Chỉ huy âm nhạc là gì? Cơ hội việc làm tại ngành này như thế nào? Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành học này, bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin quan trọng và những lưu ý khi theo học ngành học này.
Ngành Chỉ huy âm nhạc là gì?
Ngành Chỉ huy âm nhạc là ngành học đào tạo sinh viên có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng. Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc là đào tạo sinh viên có đạo đức, tài năng, phẩm chất làm việc và hoạt động trong nghề.
Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng. Ngoài những kiến thức cơ bản như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam… sinh viên sẽ được học những môn chuyên ngành như Ký – Xướng âm I, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Tính năng nhạc cụ phương Tây, Phức điệu II, Đọc tổng phổ…
Mục tiêu của ngành Chỉ huy âm nhạc
- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Chỉ huy âm nhạc, những kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng.
Các khối thi vào ngành này gồm những gì?
Thí sinh muốn xét tuyển vào Ngành CHAN sẽ phải tham gia thi các khối năng khiếu. Vì thế, những thí sinh muốn theo học ngành này nhất định phải có năng khiếu riêng của bản thân. Thông thường, ngành Chỉ huy âm nhạc xét tuyển môn Văn và điểm thi 2 môn năng khiếu do các cơ sở đào tạo tự tổ chức.
Điểm chuẩn ngành Chỉ huy âm nhạc là bao nhiêu?
Trong những năm vừa qua, điểm chuẩn của ngành giao động trong khoảng từ 20 điểm trở lên. Tuy nhiên, con số này còn thay đổi phụ thuộc vào chất lượng đầu vào của sinh viên ngành này.
Các trường nào đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc?
Trong cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành học này, chỉ có duy nhất Nhạc viện TP. HCM đã và đang đào tạo bài bản về ngành học mới mẻ kể trên.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để có thể theo học và thành công rực rỡ trong lĩnh vực Âm nhạc, bạn cần phải sở hữu những tố chất sau:
- Có tính tỉ mỉ, chính xác
- Có tính trung thực, thật thà
- Yêu nghề và đam mê với nghề
- Luôn nhiệt huyết và ham học hỏi
- Có chí tiến thủ vươn lên
- Tìm tòi và học hỏi những người chỉ huy âm nhạc đi trước
- Cập nhật xu hướng nhạc mới trong nước và thế giới
- Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc đi trước trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho việc nghiên cứu môn học, chuyên môn chuyên ngành
- Có năng khiếu âm nhạc, chuyên sâu về chuyên ngành là điều hiển nhiên
- Có sự kiên trì và nhẫn nại cao
Học ngành Chỉ huy âm nhạc cần học giỏi môn gì?
Trước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có thiên phú về âm nhạc. Vậy nên, nếu bạn đang sở hữu năng khiếu âm nhạc tốt thì đó là một lợi thế vô cùng lớn giúp bạn có thể nâng cao khả năng xét tuyển vào ngành. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có lợi thế về âm nhạc, bạn có thể thông qua việc đầu tư chú trọng vào môn Ngữ văn để tạo lợi thế xét tuyển cho bản thân.
Cơ hội việc làm của ngành Chỉ huy âm nhạc như thế nào?
Tuy là một ngành học mới, chưa được nhiều trường đào tạo cũng như chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Nhưng chính vì thế, đây cũng là lý do khiến cho cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này khá rộng mở. Sau khi ra trường, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn làm ở các vị trí công việc như sau:
- Có khả năng xin vào các đoàn văn hóa, nghệ thuật, các trường nghệ thuật tại các tỉnh thành của đất nước
- Nghệ sĩ biểu diễn
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc
- Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm
- Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu
- Nghề viết văn bản nhạc
- Biên tập, dàn dựng chương trình
- Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…
- Dạy âm nhạc tại các trường văn hóa
- Dạy tại các trung tâm dạy năng khiếu
- Nhạc trưởng của các dàn nhạc biểu diễn
Mức lương dành cho người làm ngành Chỉ huy âm nhạc là bao nhiêu?
Mức lương của những người làm trong lĩnh vực này hiện chưa có thang đo rõ ràng và cụ thể. Do tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, các bạn có thể nhận mức lương chính thức là 7 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm lâu năm và có nhiều thành tích cũng như tiếng tăm trong ngành thì mức lương sẽ được tăng lên gấp nhiều lần so với con số 7 triệu.
Kết luận
Việc thi đậu vào ngành Chỉ huy âm nhạc tại Nhạc viện mới chỉ là điểm khởi đầu của một “cuộc leo núi”. Bởi bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể gặt hái được thành công. Đó là quy luật tất yếu của sự “tự đào thải” trong cuộc sống. Đừng ngần ngại đăng ký ngành này nếu bạn có đam mê đối với âm nhạc và muốn theo đuổi nó như sự nghiệp của mình nhé.
mức thu nhập như thế nào vậy anh chị
ra trường làm ở nhạc viện hay sao ạ?
ở vn có trường nào đào tạo không ạ