Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông

Nước ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do đó ngành giao thông đang trở thành một trong những nhóm ngành phát triển. Vì thế nên ngành này đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Trong các kỳ thi gần đây, ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông đang nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các bạn trẻ. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông

Công nghệ kỹ thuật giao thông (tiếng Anh: Transportation Engineering and Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng giao thông như: xây dựng, thiết kế, sửa chữa, quản lý và vận hành các công trình giao thông,… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng liên quan như cách đánh giá, kiểm tra chất lượng vật liệu, hạch toán kinh tế, độ an toàn của các công trình,…

Các khối thi của ngành CNKT Giao thông là gì?

Mã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
  • Khối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học
  • Khối A16: Toán học –  KHTN – Ngữ Văn
  • Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
  • Khối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý
  • Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học –  KHTN -Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Theo kết quả kỳ thi THPT năm học 2020 thì mức điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 15 đến 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.

Các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật giao thông?

Các trường có đào tạo bao gồm::

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghệ giao thông vận tải
  • Đại học Giao thông vận tải

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật giao thông? 

Để có thể theo học, người học cần có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá
  • Có tính tư duy logic và trí thông minh, nhanh nhẹn
  • Thích làm việc liên quan đến ngành kỹ thuật
  • Cần có sự đam mê, yêu thích kỹ thuật xây dựng giao thông
  • Có khả năng chịu áp lực lớn trong công việc
  • Có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc
  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Điều quan trọng hơn hết để có thể thành công trong lĩnh vực này chính là sự đam mê, yêu nghề của bạn.

Học ngành công nghệ kỹ thuật giao thông cần học giỏi những môn gì? 

Để trở thành sinh viên ngành nghề này, bạn cần phải học giỏi môn Toán để có thể tính toán nhanh, tạo tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt môn tiếng Anh lại là một điểm cộng lớn khi bạn theo học ngành này. Vốn tiếng Anh tốt giúp bạn tìm kiếm được thêm các kiến thức từ các sách báo, tạp chí nước ngoài hay tìm được vị trí công  việc tốt hơn.

Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng… Cụ thể như sau:

  • Trở thành kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Tổ chức, quản lý chất lượng và tiến độ thi công các công trình xây dựng.
  • Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp cầu, đường đô thị, đường hầm, các công trình ngầm trong đô thị, các vấn đề cấp – thoát nước,…
  • Ngoài ra còn có thể biên chế trở thành cán bộ địa chính các cấp.

Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Hiện tại, mức thu nhập của các kỹ sư công trình giao thông tương đối cạnh tranh. Tùy thuộc vào khả năng, từng yêu cầu cũng như khu vực làm việc, mức lương sẽ chênh lệch khác nhau. Mức lương trung bình của ngành khá cao so với mặt bằng chung, trong khoảng 7 – 15 triệu.

Những kiến thức chuyên môn của Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông

Các bạn sinh viên được tiếp cận kiến thức về trắc địa công trình, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, công nghệ. Ngoài ra, còn có các nội dung liên quan đến tổ chức thi công, kiến thức về quản lý dự án xây dựng, khai thác và bảo trì các công trình giao thông,…Bên cạnh đó, các bạn được hướng dẫn về các tài liệu, tiêu chuẩn, hồ sơ thuộc công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ dừng lại ở nội dung kiến thức, mà sinh viên còn có những buổi thực hành thực tế về:
  • Đo đạc khảo sát để thu thập được số liệu. Những số liệu này sẽ phục vụ cho thiết kế cầu đường, các công trình xây dựng mới, bảo dưỡng, sửa chữa,…
  • Biết được quy trình kiểm tra, kiểm soát, đánh giá được chất lượng vật tư,…
  • Làm được các thủ tục, hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý chất lượng, quyết toán công trình,…
  • Linh hoạt trong công tác xử lý các sự cố, các vấn đề phát sinh, biện pháp khắc phục

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng  bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì cùng với những thông tin khác. Chúc các bạn có lựa chọn ngành phù hợp với bản thân mình.

Đánh giá bài viết
    • Sương đã trả lời:

      Theo kết quả kỳ thi THPT năm học 2020 thì mức điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 15 đến 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.

    • Quyên đã trả lời:

      Mã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

      Khối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
      Khối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
      Khối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học
      Khối A16: Toán học – KHTN – Ngữ Văn
      Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
      Khối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý
      Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
      Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
      Khối D90: Toán học – KHTN -Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *