Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là học gì? Điểm chuẩn vào các trường đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, lượng giao thông vận tải biển lớn và nhu cầu về nhân lực ngành kỹ thuật tàu biển là không nhỏ. Bởi vậy, ngành “Công nghệ kỹ thuật tàu thủy” đã dần trở thành một trong những ngành học vô cùng hấp dẫn cho các bạn học theo đuổi đam mê thiết kế, sáng tạo và tìm cho mình những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến ngành học trong bài viết dưới đây.

Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là học gì? Điểm chuẩn vào các trường đào tạo
Ngành công nghệ kỹ thuật tàu thủy là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy (CNKTTT) là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thủy và công trình nổi. Ngành này có mục đích chính là xây dựng nên những con tàu thủy bền vững với sức chở lên đến hàng trăm nghìn tấn. Ngoài lĩnh vực đóng tàu thương mại chở hàng hóa giao thương kinh tế thì đối với các nước phát triển công nghiệp, đóng tàu còn làm nhiệm vụ về an ninh trên biển.

Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là gì?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành này, tại Việt Nam đang áp dụng cơ chế chiêu mộ sinh viên tiềm năng cho vị trí chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy ở 05 tổ hợp môn bao gồm:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Với sự phong phú và đa dạng về các tổ hợp môn, các thí sinh sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc chọn khối thi là điểm mạnh của mình.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?

Ngành CNKTTT có điểm chuẩn không cao. Mức điểm chuẩn tại các trường đào tạo năm 2020 là 15, 16 điểm. Tùy vào điều kiện xét tuyển của từng trường sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau.

Các trường nào đào tạo ngành học này?

Để theo đuổi ngành học nên chọn trường nào cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các phụ huynh đặt ra.

Mặc dù đây là ngành đang là một trong những ngành “khát nhân lực” trầm trọng, nhưng vì đặc thù kỹ thuật cao cho nên hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 08 trường đại học nhận đào tạo ngành học này đó là:

  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật quân sự
  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Học viện Hải quân Việt Nam
  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy?

Để học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành tàu thủy.
  • Có kỹ năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án.
  • Kỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp.
  • Khả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy.
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề.
  • Kỹ năng tin học.

Cơ hội việc làm khi học lĩnh vực này như thế nào?

Ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy là học gì? Điểm chuẩn vào các trường đào tạo
Cơ hội việc làm khi theo hoc ngành này như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp ngành CNKTTT có thể đảm nhận các công việc như sau:

  • Làm việc ở các công nghiệp đóng tàu công ty, nhà máy hay cơ sở sửa chữa tàu.
  • Nghiên cứu kiểm tra, kiểm định, thiết kế và khai thác tàu với các vị trí khác nhau.
  • Nhân viên thiết kế các hạng mục cơ khí công nghiệp, cơ khí thủy, hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi,…
  • Nhân viên tổ chức sản xuất và quản lý, giám sát điều hành quá trình công nghệ.
  • Thiết kế và đóng tàu, thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí trong đóng mới và quy trình công nghệ tàu thủy và công trình nổi.
  • Thẩm định các dự án và thiết kế.
  • Tư vấn kỹ thuật ngành cơ khí đóng tàu.
  • Kỹ sư kỹ thuật tàu biển có thể đảm nhận các vị trí tư vấn, quản lý nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong các đơn vị công ty.
  • Có thể làm việc trên các tàu biển, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển.
  • Có thể làm việc chuyên ngành quản lý khai thác các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí liên quan.
  • Kỹ thuật vận hành, sửa chữa, được học các môn về cấu tạo của động cơ tàu thủy nguyên lý máy phát và hệ thống điện trên tàu thủy.
  • Bảo dưỡng động cơ các hệ thống phụ trợ khác trên tàu thủy.
  • Làm việc trong các cơ quan quản lý và đăng kiểm phương tiện thủy, các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Mức lương đối với ngành học này là bao nhiêu?

Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về mức lương mà các kỹ sư có thể nhận được. Nhưng Reviewedu.net tin rằng mức lương mà các kỹ sư ngành này có thể nhận được là tương đối tốt hoàn toàn xứng đáng với những công sức mà các kỹ sư đã bỏ ra.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy mà các bạn thí sinh và các quý phụ huynh đang quan tâm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Reviewedu.net chúc các bạn sẽ có cho mình những sự lựa chọn phù hợp và thành công.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *