Ngành Công nghệ giáo dục là gì? Thi khối gì? Có dễ xin việc không?

ngành công nghệ giáo dục

Công nghệ giáo dục là một ngành mới nhưng lại đang phát triển nhanh chóng và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu cụ thể về ngành Công nghệ giáo dục để bạn đọc có góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về ngành học mới mẻ này nhé! 

Ngành Công nghệ giáo dục là gì?

Ngành Công nghệ giáo dục (Mã ngành: 7140103) là một lĩnh vực đa dạng. Bao gồm nhiều khía cạnh như thiết kế dạy học, phát triển nội dung, phát triển phần mềm, đồ hoạ phục vụ dạy và học, sản xuất nội dung truyền thông số và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giáo dục số.

Cử nhân ngành Công nghệ giáo dục sẽ có trình độ chuyên sâu về vận dụng, đánh giá, khai thác, quản lý và thiết kế hệ thống giáo dục. Áp dụng giảng dạy phương tiện truyền thông vào lĩnh vực giáo dục kỹ thuật mới.

Các khối thi vào ngành Công nghệ giáo dục là gì?

Hiện nay, để theo học ngành Công nghệ giáo dục, các sĩ tử tham gia thi THPT Quốc gia có thể lựa chọn 3 tổ hợp sau:

Khối thi

Môn thi

A00 Toán, Vật lý, Hóa học
A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

Hiện nay, chỉ có Đại học Bách Khoa Hà Nội là địa chỉ duy nhất đào tạo ngành Công nghệ giáo dục.

Năm 2022, Đại học Bách Khoa công bố điểm trúng tuyển ngành Công nghệ giáo dục là 23.15 điểm.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục hay không?

Người phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục là người có những tố chất sau:

  • Yêu thích và có niềm đam mê với công việc giáo dục.
  • Có sự hiểu biết về kĩ thuật, công nghệ, máy tính.
  • Có kỹ năng chuyên môn và chuyên nghiệp.
  • Thận trọng, kiên trì và nhẫn nại trong công việc.
  • Luôn sẵn sàng với “Teamwork”.
  • Khả năng ngoại ngữ Tiếng Anh tốt.
  • Ham học hỏi và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ giáo dục ra sao?

Vị trí việc làm tiêu biểu

  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) của các tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ giáo dục
  • Chuyên viên quản trị hệ thống quản lý học tập (LMS), nội dung học tập (LCMS);
  • Chuyên viên thiết kế, phát triển sản phẩm và sáng tạo nội dung học tập đa phương tiện (videos, sách điện tử, mô phỏng, VR, AR, trò chơi giáo dục…)
  • Chuyên viên thiết kế và sáng tạo khoá học số (MOOCs, e-learning, blended learning…)
  • Chuyên gia STEAM/STEM, giáo viên dạy theo mô hình STEAM/STEM.
  • Chuyên viên phát triển nội dung tại các chương trình khoa học – giáo dục của các đài truyền hình, đài phát thanh, các kênh truyền thông và mạng xã hội.
  • Kỹ thuật viên quản trị hệ thống dạy học trực tuyến, chuyên viên thiết kế phát triển các cổng đào tạo trực tuyến.
  • Phụ trách công tác đào tạo trong doanh nghiệp, trường học và các tổ chức.
  • Tiếp tục theo học bậc Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh lĩnh vực Khoa học giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học (định hướng Công nghệ giáo dục).

Các doanh nghiệp tiêu biểu có thể tuyển dụng sinh viên Công nghệ giáo dục

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ giáo dục:

  • EDUNEXT, Tập đoàn FPT
  • Công ty Công nghệ thông tin, Tập đoàn VNPT (VNPT-IT)
  • Học viện Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
  • Công ty Cổ phần Galaxy Education
  • Công ty Cổ phần Edulive
  • Học viện Công nghệ sáng tạo TEKY
  • Công ty Cổ phần Giáo dục KDI
  • Công ty e-Việt Learning (Công ty TNHH Khoa Trí)
  • Cùng hơn 300 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước.

Bộ phận Đào tạo, Quản trị nhân lực tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn:

  • Bộ phận Nhân sự/Trung tâm đào tạo các ngân hàng (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank,…; các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức (VNPT, Viettel, FPT, Chính Đại, Hoà Phát, Samsung Việt Nam…)
  • Bộ phận quản lý đào tạo, trung tâm đào tạo trực tuyến của các trường đại học, cao đẳng.

Mức lương ngành Công nghệ giáo dục như thế nào? 

Với kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành được tích lũy trong suốt 4 năm đại học, ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ giáo dục có mức thu nhập phổ biến từ 7-15 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp và quy mô của doanh nghiệp. Và chắc chắn khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, thu nhập của bạn cũng tăng lên theo đó.

Kết luận 

Hiện nay, Công nghệ giáo dục là một ngành mới nhưng có tương lai đầy hứa hẹn, đặc biệt là trong thời đại số hoá hiện nay. Với sự phổ biến và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu sử dụng công nghệ trong giáo dục đã tăng lên đáng kể. Nếu bạn muốn đón đầu xu thế về giáo dục thì chắc chắn đây là cái tên đáng cân nhắc đấy!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *