Những công trình nguy nga hay thậm chí đơn giản nào cũng cần những người kỹ sư xây dựng để tạo nên những sản phẩm hoàn thiện. Vậy Kỹ sư xây dựng là gì? Công việc cụ thể của một kỹ sư xây dựng là gì? Hãy cùng Review Edu tìm hiểu nhé!.
Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là những người tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý và đảm bảo tiến độ xây dựng diễn ra đúng kế hoạch và có chất lượng tốt nhất. Đa phần kỹ sư xây dựng đều tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng. Hoặc một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.
Kỹ sư xây dựng làm những công việc gì?
Kỹ sư xây dựng làm việc dựa trên không gian và chuyên môn cụ thể:
Theo không gian làm việc
Theo không gian làm việc, việc làm kỹ sư xây dựng có thể được chia làm 3 loại:
Nhóm việc làm ngoài công trường
- Đây là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng như: Kỹ sư phụ trách thiết kế, Thi công, Giám sát, Thẩm định, Nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Những công việc này cũng đến từ đa dạng các loại hình tổ chức. Như: Doanh nghiệp, Công ty tư vấn xây dựng. Hoặc các cơ quan quản lý của Nhà nước về xây dựng .
Nhóm việc làm trong công xưởng
- Bao gồm các công tác liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý chất lượng, quản lý xuất – nhập các vật liệu trong các công xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu. Cụ thể, đó là các vị trí như: Kỹ sư giám sát nội bộ, Kỹ sư quản lý chất lượng,…
Nhóm việc làm trong văn phòng
- Cử nhân tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
- Đồng thời, bạn cũng có thể thử sức với công tác Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường học, tổ chức nghiên cứu và đào tạo Kỹ sư xây dựng.
Theo chuyên môn công việc
Theo chuyên môn công việc, một số nhiệm vụ mà Kỹ sư xây dựng thường đảm nhận là:
- Phân tích các báo cáo xây dựng để lên kế hoạch dự án
- Đánh giá và phân tích rủi ro khi thực hiện dự án
- Chịu trách nhiệm kiểm tra vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng trong dự án xây dựng
- Thực hiện các đầu việc liên quan đến sửa chữa, bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng
- Kiểm tra mặt bằng, xác định độ vững chắc của nền móng
Những yêu cầu về trình độ đối với Kỹ sư xây dựng gồm những gì?
Để trở thành một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp. Bạn cần có những chuẩn mực về trình độ và kỹ năng như sau:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng
- Biết đọc, phân tích bản vẽ thiết kế, và dùng nhuần nhuyễn các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như AutoCAD, Civil 3D…
- Có kỹ năng quản lý và giám sát dự án
- Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm vì phải phối hợp với nhau.
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề nhạy bén vì có những sự cố phát sinh và quản lý tiến độ công việc hiệu quả…
Mức lương của Kỹ sư xây dựng là bao nhiêu?
Tùy theo kinh nghiệm và trình độ của mỗi kỹ sư xây dựng khác nhau sẽ có những mức lương khác nhau. Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường có mức lương khởi điểm khoảng từ 6 – 8 triệu/ tháng.
- Kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, mức lương dao động từ 15 – 30 triệu / tháng.
- Với những kỹ sư đã dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Mức lương có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Đối với những kỹ sư đủ vốn và năng lực mở công ty xây dựng riêng. Chắc chắn mức thu nhập sẽ cao hơn nhiều – Phụ thuộc vào số lượng và quy mô dự án công trình nhận được.
Kỹ sư xây dựng cần có những kỹ năng gì?
Đối với một Kỹ sư xây dựng, bạn cần nắm bắt cho bản thân những kỹ năng sau:
Phải biết đọc bản vẽ
Bản vẽ là phương tiện để kỹ sư xây dựng triển khai. Thực hiện và biến những ý tưởng của kiến trúc sư thành hiện thực.
Kỹ năng đọc bản vẽ là yếu tố quyết định tới việc một người có được chọn làm kỹ sư xây dựng hay không.
Có tiếng nói chung với kiến trúc sư
Kỹ sư xây dựng phải là người có khả năng phát hiện ra những sai lệch trên bản thiết kế được giao. Từ đó, họ báo với kiến trúc sư để điều chỉnh sao cho hợp lý. Tiếng nói giữa kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng là rất quan trọng. Nó góp phần làm cho bản vẽ được hoàn thiện và thực thi. Qua đó đảm bảo được sự hài lòng của chủ đầu tư.
Biết bóc tách dự toán
Bóc tách dự toán là việc kỹ sư xây dựng xác định bản vẽ yêu cầu những gì. Ước chừng được quy mô, tính chất công trình sắp thi công. Để hình dung những công việc cần làm, số lượng vật tư, công nhân cần có để hoàn thành công trình.
Đó chính là ý nghĩa của việc đọc bản vẽ. Khi bóc tách dự toán cần phải biết được trong ngày hôm nay, hay trong tuần này. Tháng này làm những việc gì? Khối lượng công việc là bao nhiêu? Cần ứng bao nhiêu vốn và cần bao nhiêu nguyên vật liệu?… Tất cả đều phải đáp ứng đúng thời hạn.
Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm liên quan
Có nhiều các phần mềm hỗ trợ kỹ sư xây dựng trong bóc tách dự toán. Như: AutoCAD, dự toán GXD, dự thầu GXD, 3dsmax, quyết toán GXD,…
Bạn cần biết sử dụng các công cụ trên thông qua máy tính. Để giải quyết công việc một cách nhanh nhất.
Biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ thanh quyết toán xây dựng
Các công việc này sẽ là công việc thường xuyên phải làm nếu bạn theo nghề kỹ sư xây dựng. Bạn có thể kết hợp sử dụng các phần mềm liên quan như: Dự thầu GDX để thực hiện những khâu này.
Biết sử dụng ngoại ngữ
Thành thạo tiếng Anh có thể giao tiếp dễ dàng hơn với đối tác nước ngoài. Vì có nhiều cơ hội hợp tác với các công ty nước ngoài khi làm kỹ sư xây dựng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về Kỹ sư xây dựng. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!