Kỹ sư phần mềm là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kỹ sư phần mềm là bao nhiêu?

kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm hiện là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, chắc chắn cơ hội sẽ ngày càng mở rộng. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cần thiết về vị trí Kỹ sư phần mềm này nhé!

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính. Họ thường có tầm nhìn tổng quát và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế.

Nhiệm vụ chính của Kỹ sư phần mềm nói đơn giản là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Kỹ sư phần mềm là gì?
Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm làm những công việc gì?

Kỹ sư phần mềm phải đảm nhiệm một lúc khá nhiều công việc khác nhau, cụ thể như:

Xác định nhu cầu khách hàng

Nói rõ hơn, đây là việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Cụ thể hơn là khám phá ra những điều họ thật sự cần và vấn đề họ muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm. Cần đặt ra những câu hỏi như họ sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề nào đang gặp phải? Hay người dùng thật sự muốn gì khi sử dụng sản phẩm? Thiết kế nào họ cảm thấy dễ sử dụng nhất? Và còn nhiều câu hỏi khác nhằm tìm hiểu nhu cầu sâu xa nhất của khách hàng đối với sản phẩm.

Chịu trách nhiệm thiết kế chương trình ứng dụng mới

Sau khi đã hiểu rõ được vấn đề từ khách hàng. Người kỹ sư sẽ bắt đầu vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng và sự sáng tạo của mình để cùng đồng đội thiết kế ra chương trình, phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu là giải quyết được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Phối hợp với lập trình viên để tạo ra các mã code

Bước đầu thiết kế ra hệ thống chương trình đã hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với các lập trình viên. Đến đây, kỹ sư phần mềm có trách nhiệm trình bày, giải thích rõ các yêu cầu họ muốn để lập trình viên hiểu và thực hiện tốt việc viết chương trình.

Phụ trách việc kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng

Đến được bước này thì có thể nói đã đến khoảng 70% công việc. Sau nhận được sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để tiến hành cài đặt chương trình cho khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn phải tổ chức hướng dẫn cách sử dụng và giải đáp các thắc mắc nhằm đảm bảo khách hàng thao tác và sử dụng được.

Thực hiện kiểm tra bảo trì và nâng cấp cho toàn hệ thống

Bước cuối cùng không thể bỏ qua đó là kiểm tra bảo trì, nâng cấp. Chúng ta có thể thấy các ứng dụng trên điện thoại luôn yêu cầu cập nhật, nâng cấp. Thì phần mềm, ứng dụng khác cũng vậy. Kỹ sư phần mềm cần theo dõi, kiểm tra định kỳ và nâng cấp khi gặp vấn đề hoặc phần mềm bị lỗi thời.

Mức lương của Kỹ sư phần mềm là bao nhiêu?

Tại Việt Nam, mức lương mà các Kỹ sư Phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác, từ 800-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng là chuyện bình thường.

Theo hãng tin tài chính uy tín Bloomberg, trong bảng xếp hạng 10 hãng công nghệ có mức chi trả lương Kỹ sư Phần mềm cao nhất thì Juniper Networks là hãng đứng đầu danh sách với mức chi trả trung bình lên tới 160.000 USD/năm.

Tiếp đó là mạng xã hội nghề nghiệp Linkedin với 136.427 USD/năm. Các “ông lớn” công nghệ khác như Yahoo!, Google, Twitter, Apple cũng sẵn sàng chi trả mức lương “khủng” không kém cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn và môi trường làm việc thuận lợi nhằm giữ chân nhân viên.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư phần mềm là gì?

Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kỹ sư phần mềm đòi hỏi bạn phải có những yếu tố sau:

Trình độ chuyên môn

Để làm việc trong ngành IT nói chung và vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng, bạn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn như viết code và lập trình, kiến thức về khoa học máy tính, phân tích thông tin và yêu cầu, giải thuật và cấu trúc dữ liệu, tìm kiếm và sửa lỗi phần mềm, testing,… Đó là những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà bạn cần trau dồi và nắm vững nếu muốn trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi và khó bị thay thế.

Trình độ ngoại ngữ

để phát triển trong ngành này, kỹ sư phần mềm cần có vốn từ vựng chuyên ngành rộng để có thể đọc hiểu tiếng Anh tốt. Bởi vì hầu hết các tài liệu chuyên ngành và ký hiệu trên máy tính đều được viết bằng tiếng Anh. Vì vậy bạn cần rèn luyện để nâng cao trình độ ngoại ngữ để hiểu rõ các lệnh, nâng cao kiến thức từ các chuyên gia nước ngoài thông qua tài liệu tiếng Anh.

Kỹ năng phân tích, tư duy logic

Đây là kỹ năng rất quan trọng, giúp bạn trở nên thật sự nổi bật bởi vì không phải ai cũng có được. Mấu chốt ở kỹ năng này là bạn phải hiểu vấn đề của khách hàng, dùng khả năng phân tích, tư duy logic để kết hợp với nguồn lực công ty có thể cung cấp. Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bất kỳ ngành nghề nào khi làm việc cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ nảy sinh các vấn đề về kỹ thuật, cũng như con người. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề một cách hiệu quả. Tạo môi trường làm việc chung được tốt nhất. Để trở thành một lập trình viên thành công, bạn nên tích cực trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề.

Khả năng quản lý rủi ro

khi tạo ra một sản phẩm chắc chắn sẽ có những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào các con số dự đoán xu hướng, các bài báo cáo. Từ đó nhìn trước được rủi ro nào có khả năng sẽ xảy ra. Sau khi xác định rủi ro bạn phải suy nghĩ, lập được kế hoạch đề xuất giải pháp.

Kỹ năng giao tiếp, trình bày

Kỹ sư phần mềm cần trao đổi, hướng dẫn với khách hàng giao tiếp với nhóm làm việc, lập trình. Những công việc này đòi hỏi họ phải có kỹ năng giao tiếp, trình bày thật tốt. Nhằm giúp mọi người hiểu đúng, hiểu đủ các vấn đề. Việc giao tiếp tinh tế, chuyên nghiệp sẽ khiến người khác có cảm tình hơn khi làm việc với bạn.

Kỹ năng làm việc nhóm

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều này hoàn toàn đúng với một kỹ sư phần mềm. Giúp bạn nhận được ý kiến từ nhiều khía cạnh và góc độ mà một mình bạn sẽ không thể nghĩ ra được. Nhờ đó, sản phẩm làm ra sẽ hoàn thiện và tốt hơn nhiều so với việc bạn làm một mình.

Kỹ năng quản lý dự án

Một dự án có rất nhiều bước và quy trình nên người kỹ sư phần mềm cần có kỹ năng quản lý. Họ phân chia, giám sát công việc từ các bên liên quan đến dự án. Đảm bảo mọi công việc hoàn thành chính xác, đầy đủ và đúng tiến độ. Bên cạnh đó còn cần người có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thật tốt.

Khả năng tự học

công nghệ sẽ liên tục cập nhật và kiến thức thì vô cùng rộng lớn. Do đó đòi hỏi họ phải liên tục học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới. Đặc biệt trong ngành này thì bạn cần phải tự tìm tòi các tài liệu tiếng Anh của những chuyên gia nước ngoài mới cập nhật về những công nghệ, kỹ thuật mới nhất trên thế giới để không bị “tụt hậu” và bỏ lại phía sau.

Tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì

công việc này đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối, không được sai sót từ những mã code. Vì vậy, kỹ sư phần mềm cần thật tỉ mỉ, cẩn thận từ việc lên kế hoạch, kiểm tra. Giám sát từng công đoạn của các team liên quan để đảm bảo không có một chi tiết sai sót nào. Đồng thời họ cũng phải có tính kiên trì, theo đuổi dự án đến cuối cùng.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư phần mềm là gì?
Những kỹ năng cần thiết để trở thành Kỹ sư phần mềm là gì?

Cơ hội việc làm của Kỹ sư phần mềm trong tương lai như thế nào?

Nhu cầu công việc cho ngành kỹ sư phần mềm là rất lớn hiện nay. Bạn có thể xin vào các công ty phát triển game, hay tư vấn và thiết kế giải pháp công nghệ,… Bên cạnh đó, nếu có kinh nghiệm lâu năm bạn có thể xin vào vị trí cao. Ngoài ra, nếu bạn đam mê việc giảng dạy thì có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Lúc này bạn có thể dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở, ngành kỹ sư phần mềm còn có mức lương rất hấp dẫn. Tuy nhiên có nhiều công ty sẽ trả nhiều hơn nếu bạn có năng lực vượt trội. Vì vậy hãy không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân nhé!

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về vị trí Kỹ sư phần mềm. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *