Kỹ sư nông nghiệp là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu?

Kỹ sư nông nghiệp đang là một trong những nhóm ngành mới được nhiều bạn trẻ tìm hiểu. Vậy liệu bạn đã hiểu hiểu công việc này chưa. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu ngay về những thông tin xung quanh việc làm kỹ sư nông nghiệp ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp là người nghiên cứu và phát triển các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Đồng thời, trong quá trình làm việc họ sẽ ứng dụng các biện pháp công nghệ giúp tăng trưởng bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Hay nói cách khác, kỹ sư nông nghiệp là người đưa công nghệ vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giảm bớt gánh nặng cho người nông dân.

Kỹ sư nông nghiệp là gì?
Kỹ sư nông nghiệp là gì?

Kỹ sư nông nghiệp làm những công việc gì? 

Ngành kỹ sư nông nghiệp đã và đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn thắc mắc công việc này sẽ làm những gì. Có thể nói, đây là một ngành nghề vô cùng đa dạng, có thể làm ở đa lĩnh vực như:

  • Nuôi trồng và gieo giống các loại cây trồng khác nhau, từ đó chọn ra giống cây có nhiều ưu thế nhất để đưa vào xuất khẩu.
  • Thực hiện lai giống các loại cây trồng hay vật nuôi với nhau, nhằm tạo ra được giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và ít nhược điểm.
  • Giáo dục và tư vấn cho nông dân về cách chăm sóc và nuôi trồng để đạt được hiệu quả cao về năng suất.
  • Nghiên cứu và chế tạo ra các trang thiết bị hiện đại để giảm sức người cũng như tăng hiệu suất làm việc.
  • Tìm hiểu về thành phần, ưu nhược điểm của các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích thường dùng trong nông nghiệp. Từ đó, kỹ sư nông nghiệp sẽ cung cấp kiến thức hữu ích có lợi cho nông dân để tránh hậu quả và rủi ro khi trồng trọt.

Cơ hội việc làm của ngành nông nghiệp trong tương lai như thế nào?

Nông nghiệp là một ngành công nghiệp có “độ tuổi” lâu đời nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, nông nghiệp vẫn là ngành cung cấp những sản phẩm, hàng hóa thiết yếu cho con người.

Trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt nhiều sự phát triển vượt bậc. Trong đó, giá trị toàn ngành tăng cao, tỉ lệ xã chuẩn nông thôn mới đạt tới 68,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt đến 48.6 tỷ USD.

Với những số liệu đó, bạn có thể thấy rằng, với sự phát triển của ngành. Cơ hội việc làm trong nông nghiệp cũng tăng cao. Bên cạnh đó, quá trình ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cũng đang là một trong những yếu tố để thu hút nhân sự hiện nay cho ngành này.

Những yêu cầu đối với Kỹ sư nông nghiệp gồm những gì?

Để trở thành một Kỹ sư nông nghiệp giỏi, bạn cần có những tố chất sau:

Bằng cấp

Đây là yếu tố tiên quyết mà các đơn vị tuyển dụng quan tâm hàng đầu khi tuyển kỹ sư nông nghiệp. Cụ thể, để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành.

Kinh nghiệm

Công việc của kỹ sư nông nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm thực tế cùng với khả năng sáng tạo. Chính vì vậy mà các đơn vị tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm cao và thường ở độ tuổi trên 30.

Kỹ năng

Ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì bạn cũng nên trang bị một số kỹ năng mềm nhất định. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng nhất:

  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc.
  • Trung thực, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
  • Kỹ năng tin học, công nghệ.
  • Có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề.
Những yêu cầu đối với Kỹ sư nông nghiệp gồm những gì?
Những yêu cầu đối với Kỹ sư nông nghiệp gồm những gì?

Mức lương của Kỹ sư nông nghiệp là bao nhiêu?

Các kỹ sư nông nghiệp hiện nay sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng 7-10 triệu. Đây không phải là mức lương quá cao. Tuy nhiên đây cũng không phải thấp đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

Bên cạnh đó, con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, làm việc cho những công ty quốc tế cũng là cơ hội để có được mức lương hấp dẫn. Mức lương tương ứng với từng vị trí:

Ngành nghề cụ thể Mức lương trung bình Yêu cầu về kinh nghiệm 
Kỹ sư chăn nuôi động vật  15 – 87 triệu đồng 4 – 16 năm 
Kỹ sư nuôi trồng và bảo vệ thực vật 5 – 9 triệu đồng 0 – 1 năm 
Kỹ thuật viên chăn nuôi gia súc 4 – 8 triệu đồng 0 – 1 năm
Kỹ sư chăm sóc sức khỏe động vật 8 – 12 triệu đồng 1 – 2 năm
Kỹ thuật viên chăm sóc sức khỏe động vật 7 – 10 triệu đồng 1 – 2 năm 
Nhân viên nuôi trồng  5 – 30 triệu đồng 0 – 1 năm
Nhân viên kỹ thuật nuôi trồng 6 – 9 triệu đồng 0 – 1 năm 

Kết luận 

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề kỹ sư nông nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc. Đừng bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác của Reviewedu nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *