Nhu cầu về vấn đề xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện nay đang ngày càng được quan tâm. Hiểu được yếu tố này nên hiện nay, ngành xây dựng đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Đặc biệt là kỹ sư dân dụng được chọn làm ngành học chính khá nhiều. Vậy bạn có biết kỹ sư dân dụng là gì? Công việc cũng như mức thu nhập của họ như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của ReviewEdu để hiểu rõ hơn nhé!
Kỹ sư dân dụng là gì?
Mặc dù tên của công việc đã chỉ ra được những bản chất quan trọng nhất của kỹ sư dân dụng. Phạm trù dân dụng khá rộng, vậy để hiểu rõ thì khái niệm này sẽ được giải thích như sau. Kỹ sư dân dụng làm các công việc bao gồm thiết kế, xây dựng, giám sát, vận hành và bảo trì các dự án và hệ thống cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, tòa nhà, sân bay, đường hầm, đập, cầu, và hệ thống cấp nước và xử lý nước thải. Nhiều kỹ sư dân sự làm việc trong kế hoạch, thiết kế, xây dựng, nghiên cứu và giáo dục.
Dân dụng chính là những phần cơ sở vật chất trong đời sống hàng ngày. Các công việc của họ gắn chặt với tất cả các hoạt động sinh hoạt của người dân. Nhắc đến yếu tố này chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay tới các công trình nhà ở và những thứ liên quan. Tuy nhiên các yếu tố liên quan mật thiết đời sống của con người còn nhiều hơn thế. Điện đường trường trạm là 4 yếu tố dân sinh cần thiết mà chúng ta thường nghe thấy. Tất nhiên đây cũng chính là 4 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của kỹ sư dân dụng.
Kỹ sư dân dụng làm những công việc gì?
Công việc cụ thể mà một kỹ sư dân dụng đảm nhiệm rất nhiều và đa dạng, có thể kể đến như:
Các công việc ở ngoài công trường
Sau khi tốt nghiệp ngành dân dụng, bạn có thể tham gia làm việc tại các công trường. Làm việc với các vị trí như kỹ sư thi công, đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng vật liệu, thực hiện công tác trắc đạc, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường.
Kỹ sư dân dụng làm việc ngoài công trường sẽ được học thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, tính chất công việc này sẽ khá nguy hiểm và có thu nhập không ổn định. Chẳng hạn như tiến độ thi công sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay các biến cố công trường.
Các công việc trong công xưởng
Không chỉ trực tiếp làm việc ngoài công trường, kỹ sư dân dụng có thể làm việc tại các xưởng. Thi công với vị trí quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm, giám sát nội bộ,… Những công việc tại đây tuy ít vất vả nhưng bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về ngành xây dựng, bạn còn phải có cả kinh nghiệm thực tiễn.
Các công việc văn phòng
Một hướng đi an toàn hơn cho các kỹ sư là làm công việc tại văn phòng. Trở thành những cộng sự đứng sau để hỗ trợ và lên ý tưởng. Như là trở thành kỹ sư thiết kế công trình, chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, tư vấn về thiết kế,…
Bên cạnh đó, kỹ sư dân dụng dân dụng có thể làm các vị trí tại văn phòng như quản lý chất lượng, lập kế hoạch, chuyên viên thẩm định chất lượng công trình, thiết lập hồ sơ đấu thầu và mời thầu, kiểm định chất lượng, quản lý giám sát các dự án xây dựng,…
Những yếu tố cần thiết đối với một Kỹ sư dân dụng là gì?
Một kỹ sư dân dụng giỏi đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể làm tốt công việc này bạn có thể tham khảo một số yếu tố dưới đây.
Kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn
Công việc của kỹ sư dân dụng là những công việc liên quan đến kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn. Vì vậy, trước hết bạn phải trải qua quá trình học tập, đào tạo của chuyên ngành tại trường đại học hoặc các trường đại học có chuyên môn và kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
Kỹ năng mềm
Trong quá trình làm việc, kỹ sư dân dụng sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc với nhiều người. Vì vậy, ở vị trí này, bạn phải trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm nhất định để có thể tồn tại và phát triển xa hơn nữa trong nghề. Một số kỹ năng quan trọng có thể kể đến như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,…
Sức khỏe tốt
Đặc thù công việc của kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng là phải thường xuyên đi công tác xa nhà. Phải di chuyển theo những công trình, trực tiếp tham gia giám sát dự án, chỉ đạo. Trong khi đó, môi trường làm việc tại công trường lại bị bao phủ bởi khói bụi, tiếng ồn. Và đặc biệt là sự ảnh hưởng cũng như những tác động của thời tiết như mưa gió, nắng gắt,… Những điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người kỹ sư.
Trình độ ngoại ngữ
Với sự đầu tư và tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì việc thành thạo ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, kỹ sư dân dụng nên trang bị thêm tiếng Anh chuyên ngành để thuận lợi hơn trong công việc.
Thành thạo công nghệ
Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình làm việc ngày càng trở nên phổ biến. Nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, vừa mang đến tính chính xác và hiệu quả cao trong công việc.
Những thách thức trong việc Kỹ sư dân dụng hiện nay như thế nào?
Một công việc hấp dẫn đi kèm với nó là những thách thức mà người làm cần phải đối mặt. Kỹ sư dân dụng phải làm việc dưới một số áp lực như:
Thường xuyên công tác
Công trình được thi công ở đâu, người kỹ sư bắt buộc có mặt ở đó. Địa điểm công trình có thể là ở trong nước hoặc ngoài nước, có thời hạn tính theo tháng, năm. Do đó, kỹ sư dân dụng thường phải đi làm xa nhà, không thể dành thời gian cho gia đình. Đôi khi, họ phải tăng ca cả vào thời điểm Lễ, Tết.
Môi trường làm việc khắc nghiệt
Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng đến người kỹ sư nhiều nhất bởi thời gian làm việc của họ là ở ngoài trời. Mưa gió, giông bão, nắng gắt kèm theo những yếu tố đi kèm khi xây dựng công trình như bụi bặm, tiếng ồn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các nhân viên luôn phải hiện diện ở công trường.
Áp lực công việc
Việc bám sát tiến độ có thể gặp khó khăn với những nguyên do không lường trước được. Vì thế, họ buộc phải tăng ca để hoàn thành công việc theo thời gian được đề ra. Ngoài ra, họ là người phải đưa ra phương án đối phó với những tình huống bất ngờ. Điều này vô tình tạo thêm gánh nặng áp lực lên người kỹ sư.
Duy trì mối quan hệ với các bên liên quan
Người kỹ sư như cầu nối giao tiếp giữa chủ đầu tư, công nhân xây dựng, bên cung cấp dịch vụ và những bên thứ ba khác. Việc có thể duy trì mối quan hệ win-win giữa các đối tác kể trên là thiết yếu. Điều này giúp tạo ra thành phẩm cuối cùng hoàn chỉnh và nhanh chóng.
Mức thu nhập của Kỹ sư dân dụng là bao nhiêu?
Mức thu nhập công việc này có biên độ dao động rất lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Như là kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn, khối lượng công việc, quy mô công ty, tổ chức,…
- Đối với những bạn trẻ vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm sẽ khá thấp. Mức thu nhập này dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.
- Với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc từ 4 – 5 năm thì mức lương cao hơn. Thường sẽ dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.
- Với những kỹ sư lành nghề, có kinh nghiệm chỉ huy các công trình, dự án lớn thì mức lương trung bình hàng tháng có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng.
Đặc biệt hơn, các kỹ sư có đủ vốn, kinh nghiệm và đam mê có thể tự điều hành doanh nghiệp. Điều hành dưới tên của mình để có thể tối đa hóa thu nhập kiếm được. Khi đó, mức thu nhập cao hay không sẽ dựa vào quy mô và các dự án công trình được ký kết.
Kết luận
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ của ReviewEdu về kỹ sư dân dụng là gì. Những trách nhiệm và công việc mà một kỹ sư dân dụng cần phải hoàn thành. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây, mong rằng bài viết sẽ có ích với các bạn trong tương lai.