Kiểm sát viên là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kiểm sát viên là bao nhiêu?

Kiểm sát viên là gì? Làm những công việc gì? Để trở thành Kiểm sát viên cần đáp ứng những điều kiện gì? Đây là số ít trong nhiều câu hỏi được các bạn đang quan tâm về vị trí này đặt ra. Vậy công việc cụ thể của vị trí công việc này là gì? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!

Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là người thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Họ thường làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân, có nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luận trong các vụ án hình sự được xét xử trong các phiên tòa.

Kiểm sát viên là gì?
Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên làm những công việc gì?

Vị trí công việc này thường sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ như:

  • Trực tiếp triệu tập, hỏi cung bị can.
  • Triệu tập và lấy lời khai của người báo tin, người tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị tố giác, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, bị hại, đương sự, người làm chứng.
  • Thực hiện lấy lời khai của người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Điều kiện để trở thành Kiểm sát viên là gì?

Công việc này thường sẽ có một số điều kiện đặc thù như:

Tiêu chuẩn chung

  • Là công dân Việt Nam và có phẩm chất đạo đức tốt
  • Tốt nghiệp tối thiểu bằng cử nhân luật
  • Đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát
  • Đủ thời gian công tác thực tế theo quy định
  • Có đủ sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt công việc

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp

Những người đạt tiêu chuẩn chung trên có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp tại Viện kiểm sát nhân dân, hoặc tại Viện kiểm sát quân sự nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ. Điều kiện bao gồm:

  • Thời gian công tác pháp luật tối thiểu 4 năm
  • Đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp

Ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn dưới đây có thể được bổ nhiệm vị trí Kiểm sát viên trung cấp.

  • Thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên sơ cấp tối thiểu 5 năm
  • Đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp

Bên cạnh đó, do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, ứng viên có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 10 năm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung; đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp và trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp tại Viện kiểm sát nhân dân hoặc Viện kiểm sát quân sự (đối với ứng viên là quân nhân).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp là gì?

Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn chung và các điều kiện sau có thể được bổ nhiệm vào vị trí Kiểm sát viên cao cấp:

  • Có thời gian công tác tại vị trí Kiểm sát viên trung cấp tối thiểu 5 năm
  • Đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới
  • Trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp

Bên cạnh đó, do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát, ứng viên có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 15 năm, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung; đầy đủ năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đầy đủ năng lực hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp và trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp tại Viện kiểm sát nhân dân hoặc Viện kiểm sát quân sự (đối với ứng viên là quân nhân).

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp là gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp là gì?

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Kiểm sát viên là gì?

Để có thể làm tốt công việc này, bạn cần có một số kỹ năng như:

Kỹ năng chuyên môn

Đây là nền tảng, là yếu tố quan trọng nhất với một Kiểm sát viên. Kiểm sát viên cần có kiến thức pháp luật vững vàng, nắm vững các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế,… Đồng thời, Kiểm sát viên cũng cần có kiến thức về khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật để có thể hiểu và giải quyết tốt các vụ án.

Kỹ năng nghiệp vụ

Kỹ năng nghiệp vụ bao gồm các kỹ năng thực hành quyền công tố, kỹ năng kiểm sát điều tra, kỹ năng kiểm sát xét xử, kỹ năng kiểm sát thi hành án,… Kiểm sát viên cần có khả năng vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn, có khả năng thu thập, đánh giá chứng cứ, có khả năng tranh tụng,…

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng đối với Kiểm sát viên. Kiểm sát viên cần có khả năng giao tiếp tốt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án, có khả năng thuyết phục, vận động họ hợp tác với cơ quan Kiểm sát.

Kỹ năng tư duy

Kỹ năng tư duy là cần thiết để Kiểm sát viên có thể giải quyết các vụ án một cách chính xác, khách quan. Kiểm sát viên cần có khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin một cách chính xác.

Kỹ năng ứng xử

Kỹ năng ứng xử là cần thiết để Kiểm sát viên có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên cần có tác phong nghiêm túc, lịch thiệp, có khả năng kiềm chế cảm xúc,…

Ngoài những kỹ năng trên, Kiểm sát viên cũng cần có những phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật nghiêm túc.

Mức lương của Kiểm sát viên là bao nhiêu?

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước ngày 11/11/2022, trong đó mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Như vậy mức lương của Kiểm sát viên sẽ có sự thay đổi từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:

Bảng lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hệ số lương Mức lương 

(Đơn vị: Đồng)

6,20 11.160.000
6,56 11.808.000
6,92 12.456.000
7,28 13.104.000
7,64 13.752.000
8,00 14.400.000

Bảng lương của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

Hệ số lương Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

4,40 7.920.000
4,74 8.532.000
5,08 9.144.000
5,42 9.756.000
5,76 10.368.000
6,10 10.980.000
6,44 11.592.000
6,78 12.204.000

Bảng lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Hệ số lương Mức lương 

(Đơn vị: Đồng)

2,34 4.212.000
2,67 4.806.000
3,00 5.400.000
3,33 5.994.000
3,66 6.588.000
3,99 7.182.000
4,32 7.776.000
4,65 8.370.000
4,98 8.964.000

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về kiểm sát viên. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *