Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là D33.
Khối D33 là gì? Gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển?
Khối D33 là một khối dành cho các bạn yêu thích học ngôn ngữ và nếu bạn học tốt các môn tự nhiên nữa thì đây là một ngành vô cùng phù hợp với bạn. Khối D33 gồm ba môn xét tuyển: Toán – Sinh học – Tiếng Nhật.
D33 xét tuyển các ngành sau:
Ngành | Mã ngành |
---|---|
7540101 | |
Công nghệ kỹ thuật môi trường | 7510406 |
7420201 |
Hiện nay, các trường Đại học tuyển sinh khối D33 vẫn còn khá ít, các bạn có thể tham khảo một số trường sau đây:
Bí kíp ôn thi khối D33 đạt điểm cao
Đối với môn Toán
- Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau.
- Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì. Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.
Đối với môn Sinh học
Tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy
- Đây là một phương pháp học rất hiệu quả đối với môn Sinh học. Hình thành kiến thức trên những cành cây, mỗi nhánh là một ý thì khi nhìn vào bản sơ đồ việc nắm kiến thức sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đi vào đầu một cách nhanh chóng. Với mỗi bài học bạn làm một sơ đồ tư duy thì đến khi ôn lại bài thì chỉ cần nhìn vào sơ đồ đó bạn có thể tổng hợp lại kiến thức.
Không nên học “vẹt”
- Sinh học là một môn có kiến thức lý thuyết khá nhiều nên các bạn học sinh dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ học thuộc lòng. Học thuộc lòng tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể bạn thuộc làu những phần được hỏi khi được hỏi xuôi nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều bạn rơi vào tình trạng khó khăn vì không hiểu bản chất của vấn đề.
Tái hiện lại kiến thức
- Trên lớp ghi chép đầy đủ kiến thức và lắng nghe giáo viên giảng bài. Sau khi về nhà thì bắt đầu tái hiện lại kiến thức vừa học được. Đối với lý thuyết thì lập dàn ý chi tiết theo các ý chính còn đối với phần bài tập thì tiến hành làm lại và cố gắng không nhìn vào đáp án của giáo viên. Trước khi bước vào buổi học sau thì lấy lại bài đọc lại một lần nữa để tái hiện lại kiến thức.
Đối với môn Tiếng Nhật
Học từ vựng cơ bản
- Từ vựng là yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học và nhớ các từ vựng cơ bản, đặc biệt là các từ vựng liên quan đến chủ đề mà bạn quan tâm.
Học ngữ pháp
- Ngữ pháp là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học các quy tắc ngữ pháp cơ bản để có thể sử dụng tiếng Nhật một cách chính xác.
Luyện nghe
- Luyện nghe là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải luyện nghe tiếng Nhật thường xuyên bằng cách nghe các bản tin, phim hoặc nhạc tiếng Nhật.
Luyện nói
- Luyện nói là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải tìm kiếm cơ hội để nói tiếng Nhật với người bản ngữ hoặc tham gia vào các lớp học hoặc câu lạc bộ tiếng Nhật.
Đọc sách và báo tiếng Nhật
- Đọc sách và báo tiếng Nhật giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc và giúp bạn củng cố từ vựng và ngữ pháp.
Ôn và sưu tập theo đề thi
- Luyện thi theo bộ đề sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi tạo thói quen đọc và làm đề.
Học khối D33 có dễ xin việc không?
Đối với ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về thực phẩm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như sau:
- Kỹ sư chuyên ngành công tác tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm;
- Nhân viên phụ trách bảo quản, kiểm định và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu;
- Cán bộ nghiên cứu chất lượng thực phẩm, phụ trách kỹ thuật dây chuyền tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm;
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật về an toàn thực phẩm;
- Chuyên gia kiểm nghiệm chất lượng, dinh dưỡng thực phẩm tại trung tâm y tế dự phòng,…;
- Quản lý dây chuyền vận hành sản xuất nhà máy, quản lý quy trình chế biến và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giảng viên dạy chuyên ngành tại các viện, trường đại học, cao đẳng, trung tâm về công nghệ sản xuất thực phẩm.
Theo khảo sát nhu cầu việc làm dự báo trong khoảng 2018 – 2030, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất của Việt Nam. Ngoài ra, nhu cầu về thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề rất nóng bỏng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất lo lắng. Bởi nó tác động không nhỏ đến môi trường sống của con người. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế biến trong các công ty lớn. Vì thế nó được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây cũng là lợi thế tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn theo ngành này. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường ở trung ương và địa phương.
- Cán bộ quản lý nhà nước trong Bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường,…
- Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…
- Chuyên gia tư vấn tại các công ty xử lý, chuyển giao công nghệ, kinh doanh trong lĩnh vực môi trường,…
- Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
- Tham gia nghiên cứu, tư vấn tại các công ty tư vấn trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước và chất thải, các công ty về kiểm soát môi trường.
Đối với ngành Công nghệ sinh học
Khi ra trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để có thể dễ dàng đảm nhận một trong số các vị trí sau:
- Giảng dạy Sinh học (môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học.
- Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.
- Kiểm nghiệm viên vi sinh.
- Quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất.
Review khối D33
Với những chia sẻ trên đây về khối D33, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!