Khối D17 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối D17

Ngay khi Bộ Giáo dục công bố về việc bổ sung thêm khối D17 thì rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vậy khối D17 gồm những môn gì? Khối D17 gồm những ngành nào và những trường nào tuyển sinh khối D17? Trong bài viết này, ReviewEdu sẽ chia sẻ về khối D17 để các bạn hiểu rõ hơn về khối thi này nhé.

Khối D17 là gì? Gồm những môn nào? Ngành nào xét tuyển?

D17 là khối thi dành cho các bạn yêu thích những ngoại ngữ không nằm trong nhóm ngoại ngữ chính đang được phổ cập tại trường. Khối D17 bao gồm: Toán học, Địa lý, Tiếng Nga.

Các ngành tuyển sinh khối D17, gồm:

Ngành

Mã ngành

Thanh nhạc 7210205
Kinh tế xây dựng 7580301

Hiện tại chỉ có 2 trường đào tạo xét tuyển ngành học này là:

Bí kíp ôn thi khối D17 đạt điểm cao

Đối với môn Toán

  • Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau. Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì. 
  • Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.

Đối với môn Địa lý

Khoanh vùng kiến thức cần ôn dựa trên đề thi tham khảo

  • Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định phạm vi kiến thức, sau đó hệ thống lại và đưa ra định hướng ôn tập.

Kiểm tra lại kiến thức của bản thân

  • Với phạm vi kiến thức vừa xác định ở trên hãy rà soát lại xem bản thân bị thiếu hụt phần nào, từ đó bổ sung thêm và hoàn thiện kiến thức

Lập sơ đồ tư duy

  • Việc làm này sẽ giúp bạn dễ nhớ, dễ học hơn và tránh bỏ sót hay nhầm lẫn kiến thức.

Học cách sử dụng Atlat Địa lý

  • Đây là cuốn tài liệu duy nhất được mang vào phòng thi vì vậy hãy học cách sử dụng và tận dụng triệt để nguồn tài liệu này. Atlat địa lý là một công cụ hữu hiệu trong cả quá trình ôn tập và làm bài thi, vì tất cả các địa danh, cách thể hiện biểu đồ , đối tượng địa lý, số liệu hay mối quan hệ giữa các đối tượng…. đều có trên Atlat và từ đó bạn có thể phân tích để tìm ra kiến thức, lý giải vấn đề.

Học cách nhận diện và kỹ năng vẽ các loại biểu đồ

  • Trong đề thi chắc chắn sẽ có một câu về lập biểu đồ, do đó bạn cần học, rèn luyện kỹ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ, những loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào, học cách vẽ thành thạo các dạng biểu đồ như: đường, tròn, miền cột và kết hợp.

Biết cách đọc và nhận xét biểu đồ/ bảng số liệu

  • Mỗi bảng số liệu sẽ yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ đều, phần này rất dễ lấy điểm vì vậy hãy rèn luyện thêm cả kỹ năng này nhé.

Vào thời điểm nước rút hãy tích cực luyện đề thường xuyên

  • Việc này sẽ giúp bạn có phản xạ tốt hơn khi làm bài thi, cũng như tổng ôn tập lại kiến thức môn Địa lý một lần nữa

Đối với môn Tiếng Nga

Nắm chắc ngữ pháp

  • Ngữ pháp tiếng Nga được liên kết rất chặt chẽ nên nếu hổng bất kỳ kiến thức nào trong ngữ pháp cũng sẽ khiến bạn nói hoặc viết ko tự tin.

Học càng nhiều từ mới càng tốt

  • Bạn nên nắm vững các từ vựng cơ bản học thường ngày, hay làm trong các bài kiểm tra. Sau đó có thể nâng cao học từ vựng theo các chủ đề

Ôn và sưu tập theo đề thi

  • Luyện thi theo bộ đề sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi tạo thói quen đọc và làm đề.

Học khối D17 có dễ xin việc không?

Đối với ngành thanh nhạc

Sinh viên ngành thanh nhạc rất rộng mở và tiềm năng, đa dạng hình thức tạo nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Sau tốt nghiệp sinh viên ngành Thanh nhạc có thể đảm nhiệm một số vị trí sau:

  • Làm việc tại các nhà hát, nhạc viện, các đài phát thanh truyền hình, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa,…
  • Làm giảng viên Thanh nhạc cho các trường Đại học, Cao đẳng
  • Hướng dẫn dàn dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng cho các đơn vị nghệ thuật quân đội, trung tâm văn hóa

Đối với ngành kinh tế xây dựng

Với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, trong khoảng 50 năm tới khi các công trình xây dựng cũ xuống cấp cần thay thế, cải tạo, các công trình xây dựng mới sẽ được triển khai. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta đang dần được nâng cấp, nhà nước cũng đang có nhiều dự án cần thực hiện để thay đổi bộ mặt của các thành phố lớn trong cả nước trở nên năng động và hiện đại hơn.

Trong tương lai gần, xét giai đoạn 2023 – 2025, mỗi năm thị trường lao động ngành xây dựng tại Việt Nam cần khoảng 10.000 nhân lực, trong đó vị trí kinh tế xây dựng chiếm phần lớn. Như vậy, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế xây dựng là rất lớn. 

Review khối D17

Với những chia sẻ trên đây về khối D17, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *