Kế toán xây dựng là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kế toán xây dựng là bao nhiêu?

kế toán xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, việc hạch toán các khoản chi phí diễn ra như thế nào? Công việc của kế toán công trình xây dựng gồm có những gì? Cùng tham khảo nội dung liên quan đến đặc thù của kế toán xây dựng trong bài viết sau đây của Reviewedu nhé!

Kế toán xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng là người thực hiện nhiệm vụ ghi chép, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ doanh nghiệp. Bộ phận này giúp cho chủ doanh nghiệp có thể quản lý tài chính. Đồng thời đề ra các phương hướng giải quyết phù hợp, tối đa hóa chi phí. Từ đó có thể đảm bảo các dự án của doanh nghiệp được thành công.

Kế toán xây dựng là gì?
Kế toán xây dựng là gì?

Kế toán xây dựng làm những công việc gì?

Dựa trên đặc thù nghiệp vụ kế toán xây dựng, có thể suy ra các công việc kế toán xây dựng là:

  • Liên tục theo dõi và bám sát vào dự toán. Nhằm kịp thời hỗ trợ việc đưa nguyên vật liệu vào từng công trình cho khớp.
  • Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.
  • Theo dõi chi phí máy thi công và chi phí chung phục vụ cho từng công trình.
  • Lập và phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi được nghiệm thu.
  • Lập các báo cáo tình hình nguyên vật liệu, kế toán, thuế hàng tháng, quý.
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm và thực hiện quyết toán thuế theo quy định của Nhà nước.
  • Sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Đặc biệt là các chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn. Nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng.
  • Đối chiếu số liệu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào.
  • Là người đại diện của doanh nghiệp khi cần làm việc với các cơ quan Nhà nước.

Quy trình làm việc cơ bản của một Kế toán xây dựng như thế nào?

Một kế toán xây dựng cơ bản sẽ có những quy trình chung sau:

Đọc và phân tích bóc tách dự toán để tính toán chi phí công trình

Đầu tiên bộ phận kế toán này sẽ thực hiện việc đọc và phân tích bóc tách dự toán để tính toán chi phí công trình. Theo đó sẽ bao gồm nhiều công việc khác nhau bởi việc bóc tách các hạng mục dự thầu là điều vô cùng quan trọng.

Kế toán xây dựng sẽ phân tích hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ thầy để có thể biết được các vấn đề cơ bản sau:

  • Tổng giá trị công trình là bao nhiêu.
  • Thời hạn thi công.
  • Thời hạn bảo hành.
  • Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hay bằng ngân hàng, thanh toán theo quý, tháng hay sau một dự án…

Bóc tách các chi phí trong công trình sẽ dựa theo các chỉ tiêu sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bóc tách từng hạng mục trong chi phí nguyên vật liệu chi tiết để có kế hoạch tính toán khoản chi phí và lấy vật tư cho phù hợp.
  • Bóc tách chi phí nhân công trực tiếp: Khoản chi phí này xác định để lên được kế toán nhân sự, bảng lương và bảo hiểm cần có trong quá trình công trình được thi công.
  • Chi phí quản lý chung: Đây là khoản chi phí bao gồm phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ cùng các khoản chi phí mua ngoài khác.

Hạch toán các chi phí phát sinh

Về chi phí nguyên vật liệu

  • Kế toán cần phải bám sát vào bảng bóc tách chi phí nhằm mục đích theo dõi việc đưa chi phí NVL vào có đúng như mức quy định hay không.
  • Các chi phí phát sinh khi nghiệm thu cũng cần phải xuất được hóa đơn.
  • Số lượng NVL khi xuất hóa đơn cần phải bằng hoặc thấp hơn, hoặc cao hơn một ít so với dự toán, nếu chênh lệch quá cao sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.
  • Áp dụng phương pháp tính giá kho phù hợp, thường thì nên áp dụng phương pháp bình quân cuối kỳ.

Chi phí nhân công trực tiếp

  • Chuẩn bị các HĐ thuê nhân công như hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán.
  • Lập và theo dõi bảng chấm công, bảng lương nhân công theo như tiến độ thi công công trình.
  • Hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo từng công trình.

Chi phí quản lý chung

  • Chi phí phục vụ cho hoạt động xây lắp của từng công ty xây dựng, theo đó kế toán xây dựng sẽ hạch toán các chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu bảo dưỡng định kỳ, chi phí dụng cụ xây lắp…

Chi phí máy thi công

Mức lương của Kế toán xây dựng là bao nhiêu?

Về cơ bản, mức thu nhập của kế toán sẽ tùy theo hình thức làm việc và vị trí việc làm kế toán bạn bắt đầu. Có những bạn làm theo hình thức cung cấp dịch vụ, làm part-time thì mức lương có thể chỉ từ 3 – 5 triệu/ tháng nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng 7 – 10 triệu/ tháng, khá cao so với đa số các công việc văn phòng.

Một đặc điểm của nghề kế toán là mức lương tăng theo số năm kinh nghiệm, có kinh nghiệm càng nhiều, kinh nghiệm làm ở công ty nước ngoài và các công ty quy mô nhân sự lớn thì khi deal lương càng dễ. Cùng với đó, khi đã có nghiệp vụ thành thạo, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội làm thêm để tăng thu nhập.

Cơ hội việc làm của ngành Kế toán xây dựng hiện nay như thế nào?

Không chỉ có nhiều vị trí việc làm kế toán, nghề nghiệp này cũng luôn nằm trong top. Một trong những chuyên ngành không lo thiếu cơ hội việc làm. Điều quan trọng là năng lực và khả năng thích nghi, gắn bó và sẵn sàng của ứng viên mà thôi. Thậm chí ngay cả trong một nền kinh tế mà công nghệ đang dần thay đổi thị trường lao động. Giải quyết được rất nhiều tác vụ thì nghề kế toán cũng rất khó để hoàn toàn không cần đến con người. Nói cách khác, kế toán cung cấp nhiều cơ hội việc làm và bạn không lo thất nghiệp khi có bằng cấp chuyên môn.

Kế toán xây dựng có dễ xin việc không?
Kế toán xây dựng có dễ xin việc không?

Ngoài kinh nghiệm bạn cũng sẽ cần nghiệp vụ thành thạo, khả năng chịu trách nhiệm. Chứng minh được năng lực qua các thành tích, số liệu,… Ví dụ như làm kế toán tổng hợp ở công ty quy mô trên 1.000 nhân sự. Hoặc có kinh nghiệm cả về phân tích dữ liệu, phân tích tài chính thì cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn.

Cách hạch toán kế toán xây dựng gồm những gì

Các nghiệp vụ thu chi, công nợ của kế toán xây dựng đều được hạch toán giống với thương mại, tuy nhiên việc tập hợp chi phí, tính giá thành công trình thì lại khác, cụ thể là:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình

Cách hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình như sau:

Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu:

  • Nợ 152 (chi tiết theo từng vật tư)
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công:

Theo Thông tư 200:

  • Nợ 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Có 152

Theo Quyết định 48:

  • Nợ 1541 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Có 152

Chi phí nhân công trực tiếp

Cách hạch toán phí nhân công trực tiếp như sau:

Theo thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

  • Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 622
  • Có 3383, 3384, 3389

Theo quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả công nhân:

  • Nợ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 1542
  • Có 3383, 3384, 33

Chi phí máy thi công

Cách hạch toán chi phí máy thi công như sau:

Theo Thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

  • Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

  • Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
  • Có 214

Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

  • Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu
  • Có 152

Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

  • Nợ 6237
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Theo Quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho lái máy:

  • Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao máy thi công:

  • Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
  • Có 214

Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

  • Nợ 1543
  • Có 152

Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, thuê máy:

  • Nợ 1543
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Chi phí chung cho công trình

Chi phí chung cho công trình bao gồm các khoản chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý,… và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình. Cách hạch toán các khoản chi phí chung như sau:

Theo thông tư 200:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

  • Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

  • Nợ 6274
  • Có 214

Các chi phí chung khác:

  • Nợ 627
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Theo Quyết định 48:

Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 334

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí:

  • Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
  • Có 3383, 3384, 3389

Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:

  • Nợ 1543
  • Có 214

Các chi phí chung khác:

  • Nợ 1547
  • Nợ 1331
  • Có 111, 112, 331

Để thực hiện các công việc của kế toán xâu dựng một cách nhanh chóng, tự động và chính xác hơn thì phần mềm kế toán MISA chắc chắn là công cụ đắc lực cho kế toán.

Kết luận

Trên đây là những thông tin ReviewEdu muốn gửi đến bạn thông tin về kế toán xây dựng. Hy vọng rằng qua đây, các bạn sẽ hiểu rõ công việc cùng các vấn đề xoay quanh vị trí này. Bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *