Hướng dẫn cách tính chu vi hình thang

cách tính chu vi hình thang

Việc tính các cạnh của một tứ giác cũng không hẳn là quá khó nhưng không phải học sinh nào cũng có lối đi đúng đắn từ khi biết đến chúng nên việc mất gốc các loại toán này cũng khá nhiều. Vậy nên, bài viết dưới đây Reviewedu.net cung cấp cho bạn đọc cách tính chu vi hình thang để thuận tiện trong việc học tập và làm bài tập của mình.

Hình thang là gì?

Hình thang là một tứ giác lồi có 2 cạnh đối song song. Hai cạnh này được gọi là hai cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn lại là hai cạnh bên.cách tính chu vi hình thang

Các trường hợp đặc biệt của hình thang: 

  • Hình thang vuông: Hình thang có 1 góc vuông được gọi là hình thang vuông
  • Hình thang cân: Hình thang có 2 góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang vuông cân: Là hình thang vừa vuông vừa cân và còn được gọi là hình chữ nhật.

Tính chất về góc: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng bằng 1800 ( nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song là hai cạnh đáy).

Chu vi hình thang

Công thức tính chu vi hình thang sẽ tính bằng tổng số đo độ dài 2 đáy và hai cạnh bên.

P = a + b + c + d

Trong đó:

  • P là ký hiệu chu vi.
  • a, b là hai cạnh đáy hình thang.
  • c, d là cạnh bên hình thang.

Công thức cách tính chu vi hình thang

Công thức tính chu vi hình thang vuông

Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Cạnh bên góc vuông là chiều cao của hình thang. Hình thang vuông có cách tính chu vi tương tự hình thang thường.

P = a + b + c + d

Trong đó:

  • P là ký hiệu chu vi.
  • a, b là hai cạnh đáy hình thang.
  • c, d là cạnh bên hình thang.

Công thức tính chu vi hình thang cân

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. 2 cạnh bên của hình thang cân bằng nhau, không song song với nhau. Công thức tính chu vi hình thang cân là:

P = (2 x a) + b + c

Trong đó:

  • P là ký hiệu chu vi.
  • a, b là hai cạnh đáy hình thang.
  • c, d là cạnh bên hình thang.

Bài tập áp dụng cách tính chu vi hình thang

Ví dụ 1: Tính chu vi của hình thang, biết: Đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cm

Lời giải:

Chu vi của hình thang là: 

12 + 10 + 7 + 8 = 27 (cm)

Đáp số: 27 cm

Ví dụ 2: Đáy lớn = 8 cm; đáy bé bằng 1⁄2 đáy lớn; hai cạnh bên lần lượt = 6 cm và 7 cm

Lời giải:

Đáy bé hình thang là: 

8 : 2 = 4 (cm)

Chu vi hình thang là: 

8 + 4 + 6 + 7 = 25 (cm)

Đáp số: 25 cm

Xem thêm:

Hướng dẫn cách tính chu vi tứ giác.

Hướng dẫn cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

Hướng dẫn cách tính chu vi và diện tích hình vuông.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *