Trong thời đại số hóa ngày nay, Digital Marketing đã trở thành một trong những phần quan trọng nhất của ngành tiếp thị. Bằng cách sử dụng các kênh trực tuyến như: Website, mạng xã hội, email và nhiều nền tảng khác,… Digital marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mà còn tạo ra những cơ hội tiếp thị đáng kể. Ngành nghề này không ngừng phát triển và thay đổi, đòi hỏi sự sáng tạo, kiến thức sâu rộng về công nghệ, và khả năng thích nghi với thịnh hành mới để mang lại kết quả tốt. Vậy cụ thể hơn ngành này là làm những công việc gì và định hướng tương lai của nghề ra sao thì bạn hãy đọc bài viết sau của ReviewEdu nhé!
Digital Marketing là gì?
Ngành Digital marketing là một lĩnh vực trong ngành tiếp thị. Tập trung vào việc sử dụng các công nghệ số và các nền tảng trực tuyến. Để tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một tổ chức. Nó bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau. Như tạo nội dung, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (thanh toán theo click), marketing trên di động, và nhiều kênh truyền thông kỹ thuật số khác.
Digital Marketing làm những công việc gì?
Ngành Digital Marketing bao gồm nhiều công việc khác nhau. Liên quan đến việc quảng cáo, tiếp thị và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Dưới đây là một số công việc chính trong ngành Digital Marketing:
SEO (Search Engine Optimization)
Công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhằm cải thiện vị trí của website trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Bằng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Để tăng lưu lượng truy cập và tăng cường sự hiện diện trực tuyến.
SEM (Search Engine Marketing)
Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, thường là thông qua các chiến dịch quảng cáo trả tiền khác nhau. Như Google Ads, Bing Ads,… Để hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Quảng cáo trên mạng xã hội
Tạo và quản lý chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Như là Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok,… Để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua việc chia sẻ nội dung và quảng cáo.
Content Marketing
Tạo nội dung chất lượng và hấp dẫn như bài viết blog, video, infographics. Nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tăng cường tương tác và tạo dựng sự trung thành đối với thương hiệu.
Email Marketing
Tạo và gửi các chiến dịch email. Nhằm tiếp cận và tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng, thông qua việc cung cấp thông tin, khuyến mãi và nội dung giá trị.
Marketing trên di động
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. Thông qua ứng dụng di động và trang web tương thích với điện thoại di động.
Analytics và Đánh giá hiệu quả
Phân tích dữ liệu để đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Từ đó điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa kết quả.
Mức lương của Digital Marketing là bao nhiêu?
Tùy vào thị trường và quy mô công ty, cũng như là kinh nghiệm bản thân. Theo đó mức lương cơ bản của một Digital marketer như sau:
- Đối với sinh viên mới ra trường ngành Digital Marketing. Mức lương cho sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động từ 5-7 triệu VNĐ/tháng.
- Sinh viên có kinh nghiệm có thể dao động từ 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, khi đạt đủ KPIs, sẽ có khoảng thưởng tùy thuộc vào chính sách của công ty.
Học ngành Digital Marketing có dễ xin việc không?
Nghề Digital marketing thường có nhiều cơ hội việc làm. Do nhu cầu của doanh nghiệp đối với việc tập trung vào việc tiếp cận và tương tác với khách hàng trực tuyến ngày càng cao. Tuy Digital Marketing là lĩnh vực có nhiều cơ hội, nhưng cũng rất cạnh tranh. Bởi vì sự tiến bộ không ngừng của công nghệ và xu hướng mới. Để nổi bật trong việc xin việc, trình độ học vấn tốt và kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng. Có kinh nghiệm thực tế và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này sẽ tạo lợi thế lớn khi bạn tìm kiếm cơ hội việc làm.
Nếu bạn có thêm những chứng chỉ kiến thức, kỹ năng liên quan để phục vụ nghề,… Thì đó chính là một lợi thế dành cho bạn. Ngoài ra, trong quá trình học tập bạn có thể thử sức trải nghiệm nghề với vai trò là thực tập sinh. Hoặc trở thành một freelancer, đó cũng là một điểm nổi bật của bạn so với những bạn tham gia ứng tuyển khác.
Định hướng trong tương lai của ngành Digital Marketing như thế nào?
Định hướng tương lai cho ngành Digital Marketing có thể bao gồm một số xu hướng và điểm nhấn quan trọng sau:
Digital Marketing giúp tăng cường trải nghiệm người dùng (UX)
Sự tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên các thiết bị di động và các nền tảng trực tuyến khác sẽ là một trong những điểm đặc biệt trong tương lai.
Nền tảng tìm kiếm thông minh hơn
Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning, các công cụ tìm kiếm sẽ trở nên thông minh hơn. Có khả năng cung cấp kết quả tìm kiếm cá nhân hóa hơn dựa trên hành vi trước đây của người dùng.
Video Marketing và nội dung tương tác
Tăng cường sử dụng video, cùng với nội dung tương tác như livestreaming. Và theo đó nội dung tương tác thời gian thực, sẽ là một xu hướng quan trọng trong tương lai.
Tối ưu hóa cho các nền tảng mới
Công nghệ tiếp tục phát triển và xu hướng sử dụng các nền tảng mới như voice search, Internet of Things (IoT) và thực tế ảo (AR/VR) đang mở ra những cơ hội mới cho Digital Marketing.
Quảng cáo liên quan đến nội dung
Không chỉ là việc hiển thị quảng cáo, mà còn tạo ra quảng cáo hấp dẫn và có giá trị kết hợp với nội dung chất lượng. Sự tương tác với người dùng thông qua nội dung sẽ là một trong những điểm quan trọng để tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng.
Phân tích dữ liệu và AI
Sự phân tích dữ liệu và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong việc hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Tuân thủ và bảo vệ dữ liệu
Việc tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt là với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư trực tuyến.
Kết luận
Rất mong các bạn đã biết và hiểu thêm về lĩnh vực Digital marketing thông qua bài viết này của ReviewEdu. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn đọc bài viết này giữa nhiều bài viết ngoài kia nhé! Đừng quên theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết khác của chúng tôi nhé. Chúc bạn thành công!