Bao nhiêu điểm là rớt môn? Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?

bao nhiêu điểm là rớt môn

Rớt môn ở Đại học là điều mà không một sinh viên nào muốn trải qua. Nhưng nếu không may rớt môn ở Đại học thì phải làm sao? Bao nhiêu điểm là rớt môn học lại? Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại môn học đó? Và có ảnh hưởng gì đến việc xếp loại tốt nghiệp hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu nhé! 

Vì sao lại rớt môn và học lại? Bao nhiêu điểm là rớt môn? 

Rớt môn là sinh viên có điểm trung bình môn học dưới 5.0. Đây là điểm trung bình được tính từ tổ hợp tất cả điểm số trong suốt quá trình học môn đó. Thông thường sẽ bao gồm:  Điểm chuyên cần; điểm thuyết trình nhóm; điểm bài tiểu luận; điểm giữa kỳ; điểm cuối học kỳ,… Điều này đồng nghĩa với việc nếu điểm trung bình môn học từ 5.0 trở lên thì sinh viên sẽ được qua môn. Còn nếu điểm trung bình dưới 5.0. Thậm chí là 4.9 thì cũng rớt môn, không có trường hợp ngoại lệ.

Rớt môn có ảnh hưởng gì đến việc xếp loại tốt nghiệp không? 

Theo quy định hiện tại, nếu sinh viên học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học. Thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Tức là sẽ không có con số cụ thể cho số lượng tín chỉ. Mà nó sẽ phụ thuộc vào từng chương trình học khác nhau. Vì mỗi chương trình học sẽ có số lượng tín chỉ khác nhau.

 Các bạn hãy lấy tổng số tín chỉ, nhân với 5%. Thì sẽ ra được số lượng tín chỉ mà nếu học lại vượt quá số đó thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Bao gồm cả việc học lại vì rớt môn và học lại vì muốn cải thiện điểm trung bình.

Rớt môn sẽ kéo điểm trung bình của sinh viên xuống. Và bắt buộc các em phải học lại môn đó. Vì khi sinh viên rớt môn sẽ được xem là nợ môn; mà nợ môn thì không thể nào tốt nghiệp được. 

Nhiều sinh viên lo rằng liệu có sự liên quan nào giữa rớt môn và xếp loại tốt nghiệp không? Nếu sinh viên học lại và qua môn thì có ảnh hưởng gì đến xếp loại tốt nghiệp? Có bị hạ bằng tốt nghiệp không? Câu trả lời là có thể, vì còn một mối liên quan khác. Đó chính là nếu rớt môn và phải học lại quá nhiều; vượt quá số % tín chỉ cho phép. Thì sinh viên sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc hạ bằng tốt nghiệp chỉ áp dụng trong trường hợp xếp loại tốt nghiệp của sinh viên ở mức xuất sắc hoặc giỏi. Còn nếu ở các xếp loại thấp hơn thì sẽ không bị hạ bằng tốt nghiệp. 

Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại? 

Thông thường, sinh viên rớt môn ở Đại học sẽ phải thi lại. Vì rớt môn phản ánh rằng kiến thức môn học của sinh viên chưa vững. Bao gồm toàn bộ quá trình học của môn đó. Vậy nên đa số các trường sẽ yêu cầu sinh viên phải học lại từ đầu. 

Tuy việc học lại khá tốn thời gian. Hoặc thậm chí có thể khiến sinh viên phải ra trường trễ. Nhưng đó cũng là cơ hội để sinh viên học lại kiến thức từ buổi đầu tiên. Giúp bản thân nắm vững toàn bộ kiến thức môn học. Sau này khi ra trường xin việc sẽ có lợi hơn khi vững kiến thức chuyên ngành.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường thoáng hơn. Cho phép sinh viên được thi lại; không phải mất thời gian học lại. Trong trường hợp thi lại, nếu kết quả thi tốt. Giúp điểm trung bình môn học của sinh viên được kéo lên trên trung bình, thì sẽ được qua môn. Ngược lại, nếu thi lại nhưng kết quả không khả quan; điểm trung bình môn học vẫn dưới 5.0. Thì bắt buộc sinh viên sẽ phải đóng tiền học lại môn đó. 

Kinh nghiệm giúp sinh viên không bị điểm thấp, rớt môn 

Để không bị điểm thấp hay thậm chí là rớt môn học phần nào đó. Sinh viên nên có bí quyết để cải thiện việc học tập. Cụ thể:

Quản lý thời gian học tập hợp lý

  • Việc xem trước bài học sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội dung lên lớp hôm nay. Bên cạnh đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian hiểu bài và đưa ra những thắc mắc cho giảng viên ngay trên lớp học. Cần biết cách sắp xếp hợp lý để việc học tập, nghỉ ngơi đúng cách. Như vậy, kết quả học tập sẽ khả quan hơn.

Thói quen ghi chép rất quan trọng

  • Việc ghi chép khi giảng viên giảng dạy cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Hãy tạo cho mình thói quen ghi chép này, để có thể xem lại lần sau. 

Tính tự học

  • Dù ở môi trường học nào, cấp học nào thì việc tự học được đánh giá rất cao. Bạn cần làm bài tập, xem lại bài đã học tại nhà, để tích lũy dần kiến thức. Chuẩn bị cho bài kiểm tra, thi bất cứ lúc nào.

Tham gia lớp học đầy đủ

  • Đi học chuyên cần, không trốn tiết giúp lượng kiến thức được bổ sung đầy đủ, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc học tập, mất đi lượng kiến thức quan trọng nữa. Bên cạnh đó, việc đi học đầy đủ, sẽ giúp bạn không bị mất đi điểm chuyên cần.

Kết luận 

Bài viết trên đây là thông tin mà Reviewedu.net đưa ra giúp các bạn trả lời câu hỏi “Bao nhiêu điểm là rớt môn”. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn tập trung vào việc học hơn để không bị rớt môn, cũng như có cách học hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Chữ tín quan trọng như thế nào? Học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì?

Đi học Đại học cần mang theo những gì? Những vật dụng cần thiết dành cho sinh viên

Học ngành Quản trị Kinh doanh ra trường làm gì? Học Quản trị Kinh doanh ở đâu là tốt nhất

Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? Mục đích và thời gian xây dựng của bia tiến sĩ

Bao nhiêu điểm thì đậu tốt nghiệp THPT? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT chính xác nhất

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *