Bằng tốt nghiệp Giáo dục thường xuyên (GDTX) có giá trị không?

bằng giáo dục thường xuyên có giá trị không

Hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) là gì? Chắc chắn đây đã không còn là quá xa lạ với mọi người. Thế nhưng vấn đề xoay quanh hệ GDTX vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy tấm bằng Giáo dục thường xuyên (GDTX) có giá trị hay không? Hãy cùng Review Edu tìm hiểu những thông tin về tấm bằng GDTX qua bài viết dưới đây nhé.

Hệ thống đào tạo Giáo dục thường xuyên là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Giáo dục năm 2019. Giáo Dục Thường Xuyên là hình thức giáo dục được tổ chức linh hoạt về hình thức, thời gian, phương pháp và địa điểm. Để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội; người tàn tật, khuyết tật; đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương; người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Bằng Giáo dục thường xuyên (GDTX) có giá trị không?

Kể từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định hợp nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tốt nghiệp đại học, cao đẳng thành một kỳ thi tốt nghiệp THPT duy nhất. 

Điều này đồng nghĩa rằng kết quả thi của học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên được coi là có giá trị chính thức và bình đẳng với học sinh trường phổ thông. Đồng nghĩa, khi học viên học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thì bằng giáo dục thường xuyên vẫn có giá trị. 

Như vậy, tấm bằng giáo dục thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận có giá trị tương đương với bằng THPT.

Bằng Giáo dục thường xuyên (GDTX) có giá trị không?
Bằng Giáo dục thường xuyên (GDTX) có giá trị không?

Sự khác nhau giữa bằng Giáo dục thường xuyên và bằng cấp 3

Đối với từng hệ thống đào tạo khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, cụ thể:

  • Văn bằng của hệ thống giáo dục thường xuyên được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục; đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
  • Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Bằng tốt nghiệp THCS; bằng tốt nghiệp THPT; bằng tốt nghiệp trung cấp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng cử nhân; bằng thạc sĩ; bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Số lượng môn học

  • Đối với hình thức giáo dục thường xuyên. Dù học cùng chương trình giáo dục như học sinh ở các trường THPT. 
  • Tuy nhiên học viên theo học ở hệ GDTX chỉ học 7 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Các học viện chỉ tập trung vào các môn học chính, số lượng môn không nhiều. Vì vậy thời lượng học sẽ không chiếm nhiều thời gian.

Thời gian học

  • Giáo dục thường xuyên có giờ học một tuần ít hơn nhiều so với trung học phổ thông chính quy. Bên cạnh đó, trung tâm thường tập trung giảng dạy vào buổi tối sau giờ hành chính; với mục đích thuận tiện cho những bạn vừa học vừa làm.

Như vậy, mặc dù đối tượng tuyển sinh tuy có khác nhau kể cả về thời gian và chất lượng giáo dục. Nhưng bằng tốt nghiệp hệ chính quy và tấm bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên có giá trị giống nhau.

Những ưu điểm khi sở hữu bằng Giáo dục thường xuyên

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Ngày nay để xin vào làm một công việc nào đó với mức lương ổn định thì ít nhất bạn phải có cho mình bằng cấp 3 hệ bổ túc (bằng GDTX). Các công ty doanh nghiệp luôn yêu cầu loại bằng cấp tối thiểu là tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc (bằng GDTX). Do đó không có bằng cấp đồng nghĩa với bất lợi trong nghề nghiệp rất nhiều. Bạn khó tìm được việc để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình. Ví dụ nếu không có bằng cấp 3 hệ bổ túc (bằng GDTX) số lượng công việc của bạn có thể làm được là 2; thì khi có bằng số lượng này có thể là 5 hoặc 10.

Mức lương ổn định

Các công việc không đòi hỏi bằng cấp có lương khá thấp. Đôi khi làm vất vả 1 tháng chỉ nhận được 3 đến 4 triệu đồng. Đồng nghĩa với số tiền này chỉ đủ chi trả phí sinh hoạt và không thể tiết kiệm được. 

Mặc khác, với bằng GDTX bạn có thể làm được công việc với lương từ 5 đến 7 triệu đồng. Do đó bạn hoàn toàn có khoản dư hàng tháng cho dự định tương lai của mình. 

Tự tin trong giao tiếp xã hội 

Nhìn chung, người Việt Nam đánh giá vấn đề bằng cấp khá cao. Yếu tố bằng cấp trở thành một trong các tiêu chuẩn xã hội; được xem là người có bằng càng cao thì vị thế xã hội càng tốt. Đồng nghĩa những người này được tôn trọng ý kiến và lời nói hơn rất nhiều. So với người xưa chỉ cần biết chữ, học hết cấp 2 là được. Tuy nhiên, xét theo xã hội bây giờ thì ít nhất bạn cũng phải có được bằng cấp 3. 

Những câu hỏi xoay quanh hệ đào tạo Giáo dục thường xuyên?

Những câu hỏi xoay quanh hệ đào tạo Giáo dục thường xuyên?
Những câu hỏi xoay quanh hệ đào tạo Giáo dục thường xuyên?

Cấp 3 hệ bổ túc hay còn gọi là hệ Giáo dục thường xuyên là gì?

Hệ bổ túc là đào tạo không chính quy; Chương trình học tập trung cung cấp kiến thức các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Văn… Hệ bổ túc luôn đảm bảo kiến thức nhận được giống với hệ chính quy, để người học không phải lo lắng về việc mình bị thiếu kiến thức.

Có nên học cấp 3 hệ Giáo dục thường xuyên hay không?

Hiện các huyện, xã đều có trung tâm giáo dục thường xuyên mở lớp dạy bổ túc văn hóa. So với nhiều năm trước, hệ bổ túc hiện nay đã có nhiều thay đổi có lợi cho người học.

  • Về chương trình học: Các em sử dụng chính sách giáo khoa theo chương trình cơ bản cấp THPT để học, nhưng được lược bỏ một số nội dung để phù hợp.
  • Về môn học: Các em không học nhiều môn như học sinh phổ thông. Có 7 môn bắt buộc là Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Sử, Địa. Hiện nay, hầu hết các trung tâm đều tổ chức các khóa học bổ sung tiếng Anh, giáo dục công dân và cấp chứng chỉ. Một tuần học từ 18 đến 20 tiết học, chia làm 5 buổi / tuần.
  • Với thời lượng học: Sẽ không mất nhiều thời gian và học sinh có thể tranh thủ thời gian nghỉ để tự học hoặc học thêm để ôn tập và củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn. 
  • Với tấm bằng này, học sinh có thể đăng ký dự thi đại học vào bất kỳ chuyên ngành nào, bất kỳ trường nào trên cả nước. Đối với phương án khuyến khích thi tốt nghiệp, mỗi học sinh được ưu tiên cộng tối đa 4 điểm vào tổng điểm bài thi.

Như vậy, các bạn nếu không theo học hệ THPT chính quy. Thì nên theo học hệ GDTX nhé!

Học hệ GDTX có thi Đại học được hay không?

Sau khi hoàn thành chương trình học hệ bổ túc. Các thí sinh sẽ được tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia cùng với các thí sinh THPT. Trường hợp các thí sinh đậu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp.

Thí sinh đủ điều kiện dự thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước. Ngoài ra, thí sinh học bổ sung văn hóa sẽ được cộng 4 điểm vào tổng điểm bài thi, nếu:

  • Có chứng chỉ A cộng 1 điểm;
  • Có chứng chỉ tiếng Anh A được cộng 1 điểm;
  • Chứng chỉ nghiệp vụ tổng hợp xuất sắc cộng 2 điểm.

Kết luận

Đối với việc có nên học giáo dục thường xuyên? Mỗi người học sẽ tự có câu trả lời riêng cho mình. Lựa chọn sẽ tùy theo nhu cầu, mong muốn và năng lực của bản thân mỗi người. Tóm lại, tấm bằng giáo dục thường xuyên được công nhận tương đương như bằng cấp THPT hệ chính quy. Do vậy, khi các bạn lựa chọn học tập ở môi trường này vẫn được đảm bảo quyền lợi như THPT hệ chính quy. Reviewedu hy vọng những thông tin trên giúp các bạn giải đáp thắc mắc về bằng giáo dục thường xuyên có giá trị không. Chúc các bạn đạt được những thành tích cao trong con đường học tập!

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *