Đối với học sinh trung học phổ thông, việc quyết định giữa việc theo học tại Cao đẳng và Đại học vẫn luôn là một thắc mắc. Bởi mỗi cá nhân có một hoàn cảnh riêng và khả năng học tập khác nhau. Nên việc lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với bản thân là rất quan trọng. Với mục tiêu giúp các bạn học sinh có quyết định đúng đắn. ReviewEdu sẽ giúp các bạn phân tích bằng đại học và cao đẳng có gì khác nhau.
Phương thức đào tạo hệ Cao đẳng là gì? Đại học là gì?
Phương thức đào tạo hệ Cao đẳng là gì?
Cao đẳng là một hình thức đào tạo có trình độ thấp hơn so với đại học. Về cơ bản, chương trình cao đẳng cung cấp kiến thức về chuyên ngành và nghiệp vụ; nhưng không đào tạo chuyên sâu như đại học.
Điểm đặc biệt của hệ đào tạo Cao đẳng là đầu vào thường được xem xét đơn giản hơn nhiều so với Đại học. Với một số trường chỉ yêu cầu xét tuyển dựa trên kết quả học bạ.
- Yêu cầu đầu vào: Điểm đầu vào thấp hơn so với Đại học (cùng ngành).
- Thời gian học: Khoảng 2 – 3 năm cho học sinh tốt nghiệp cấp 3 hoặc Trung cấp. Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm cho học sinh có bằng Trung cấp cùng ngành.
- Đối tượng đăng ký: Học sinh có thành tích học tập từ trung bình đến khá.
- Khối lượng kiến thức: Tập trung vào kiến thức chuyên môn của ngành nghề; loại bỏ những lý thuyết phức tạp, và tập trung vào việc áp dụng thực tế.
- Ngành nghề: Phù hợp với các công việc có tính chất vừa sức, ổn định. Có khả năng thăng tiến nếu có năng lực hoặc tiếp tục học lên Đại học (nếu được yêu cầu bởi doanh nghiệp).
- Bằng cấp: Bằng Cao đẳng.
Phương thức đào tạo hệ Đại học là gì?
Đại học là hình thức đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ, chuyên ngành với lượng kiến thức tương đối nhiều và mang tính hàn lâm. Để có thể tham gia học tập tại các trường đại học; học viên thường phải trải qua kỳ thi Phổ thông trung học Quốc gia khắt khe và căng thẳng. Những trường càng có danh tiếng, chất lượng thì điểm đầu vào càng cao.
- Yêu cầu đầu vào: Chọn lọc dựa trên điểm số cao nhất.
- Thời gian học: Khoảng 4 – 6 năm cho học sinh tốt nghiệp cấp 3 hoặc Trung cấp. Từ 2 năm rưỡi đến 4 năm cho học sinh có bằng Trung cấp cùng ngành. Và từ 1 năm rưỡi đến 2 năm cho học sinh có bằng Cao đẳng cùng ngành.
- Đối tượng đăng ký: Học sinh có thành tích học tập tốt và có khả năng tài chính đủ để duy trì học phí.
- Khối lượng kiến thức: Trọng tâm vào chuyên môn và lý thuyết, phù hợp với những nghiên cứu khoa học.
- Ngành nghề: Các công việc đòi hỏi kiến thức rộng, đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy nhiều.
- Bằng cấp: Bằng Cử nhân, bằng Kỹ sư, và có khả năng học lên bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Bằng đại học và Cao đẳng khác nhau như thế nào?
Đối với mỗi loại bằng cấp sẽ có những yêu cầu và quy định cụ thể khác nhau về đầu vào, chất lương và quy trình đào tạo… Cụ thể
Thời gian đào tạo
- Bằng cao đẳng: CTĐT thường kéo dài 2 năm, bao gồm các môn học cơ sở; môn học chuyên ngành và môn học thực hành, thực tập.
- Bằng cử nhân: CTĐT thường kéo dài 4 năm, bao gồm các môn học cơ sở; môn học chuyên ngành và môn học thực hành, thực tập.
Mức độ chuyên môn
- Bằng cao đẳng: Cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về một lĩnh vực cụ thể.
- Bằng cử nhân: Cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Cơ hội việc làm
- Bằng cao đẳng: Giúp sinh viên có cơ hội làm việc ở các vị trí yêu cầu trình độ đại học. Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng thường thấp hơn so với sinh viên tốt nghiệp cử nhân.
- Bằng cử nhân: Giúp sinh viên có cơ hội làm việc ở các vị trí yêu cầu trình độ đại học hoặc cao hơn. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Cơ hội học tiếp
- Bằng cao đẳng: Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có thể học liên thông lên cử nhân.
- Bằng cử nhân: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân có thể học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Bằng Cao đẳng có được thi công chức không?
Hệ thống thi công chức áp dụng cho tất cả công dân. Không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc thành phần xã hội. Điều duy nhất cần làm là tuân thủ các yêu cầu cụ thể như sau:
- Có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam.
- Tuổi từ 18 trở lên.
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có bằng cấp và chứng chỉ phù hợp với vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
- Nộp đơn xin tham gia công chức cùng lý lịch chi tiết và phù hợp.
- Phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt.
- Ngoài ra, bạn cần đáp ứng các yêu cầu khác liên quan đến vị trí công việc cụ thể.
Theo nghị định mới nhất về thi công chức, không có sự phân biệt đối với bất kỳ loại hình đào tạo hoặc bằng cấp, chứng chỉ nào.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp giữa bằng Cao đẳng và Đại học khác nhau như thế nào?
Đối với bằng Cao đẳng
Rất nhiều người thường có mối lo ngại về việc liệu việc tìm công việc sau khi tốt nghiệp Cao đẳng có dễ dàng không. Giống như với bằng Đại học, ở bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn cũng có thể nộp đơn ứng tuyển và tham gia làm việc.
Khi bạn có bằng Cao đẳng trong tay, bạn vẫn sẽ được coi trọng và được ưu tiên không kém so với những người có bằng Đại học.
Đối với bằng Đại học
Theo thống kê từ Statistic, những người sở hữu bằng cử nhân thường có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với những người tốt nghiệp từ cao đẳng. Đáng chú ý là, các nhà tuyển dụng vẫn đánh giá rất cao bằng cử nhân. Thậm chí ở các vị trí công việc không liên quan trực tiếp đến chuyên ngành của họ.
Vì vậy, bằng đại học được xem là một tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm khi tuyển dụng ứng viên cho các vị trí trong công ty.
Kết luận
Hy vọng qua thông tin của bài viết các bạn đã biết bằng Đại học và Cao đẳng có gì khác nhau rồi đúng chứ. ReviewEdu mong bạn có những định hướng và sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.