Bằng Đại học tại chức là gì? Lý do nên theo học hệ đào tạo tại chức

bằng đại học tại chức

Hiện nay, học tại chức là một trong những lựa chọn của nhiều bạn sinh viên và người đi làm khi muốn tiếp tục học tập mà không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Vậy học tại chức là gì? Học tại chức khác gì so với học đại học? Bằng đại học tại chức có giá trị không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này, hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!

Hệ đào tạo tại chức là gì? Bằng Đại học tại chức là gì?

Đại học tại chức được hiểu là một hình thức giáo dục đào tạo; dành cho những người vừa học vừa làm. Nhằm hoàn thiện được những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp. Hình thức đào tạo này còn áp dụng đối với những đối tượng muốn theo học thêm một ngành nghề khác với ngành nghề hiện tại bản thân đang làm. Nó cũng phù hợp cho những người muốn khám phá các ngành nghề mới; tìm kiếm cơ hội công việc tốt hơn, hoặc đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp.

Chương trình học Đại học tại chức thường diễn ra vào buổi tối; và có chương trình đào tạo tương tự như Đại học chính quy. Tuy nhiên, tấm bằng của Đại học tại chức sẽ thể hiện ngành nghề mà mỗi người học đang theo đuổi.

Bằng Đại học tại chức có giá trị như thế nào?

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa bằng Đại học tại chức và bằng chính quy nằm ở chính tấm bằng đó. Điều này được xem là điểm khác biệt cơ bản nhất trong việc phân biệt giữa hai tấm bằng nay.

Bằng đại học tại chức và bằng chính quy đều có giá trị tương đương về kiến thức và kỹ năng. Điều này có nghĩa người học tại chức cũng có cơ hội đạt được trình độ chuyên môn tương đương với người học chính quy. Tuy nhiên, trong một số tình huống, sự phân biệt giữa hai loại bằng này vẫn tồn tại. Một số tổ chức và công ty có thể có sự ưu ái đối với người học chính quy trong quá trình tuyển dụng; hoặc có thể yêu cầu một số chứng chỉ hoặc khóa học bổ sung đối với người học tại chức. Điều này có thể phụ thuộc vào ngành nghề cụ thể và yêu cầu công việc. Tuy nhiên, quan điểm này không phải lúc nào cũng áp dụng; nhiều trường hợp, người học tại chức vẫn có thể đạt được thành công và thăng tiến trong sự nghiệp một cách xuất sắc.

Những lý do nên theo học hệ đào tạo tại chức

Nhiều người thường đặt câu hỏi liệu có nên tham gia học tại chức hay không. Liệu họ có phù hợp để theo đuổi hình thức này hay không?

  • Tham gia hệ đào tạo vừa học vừa làm có thể giúp rút ngắn thời gian học tập. Trong khi học chính quy thường kéo dài 4 năm. Còn học tại chức thì thông qua hệ liên thông, chỉ cần khoảng 2 năm để hoàn thành chương trình đào tạo.
  • Hình thức học tại chức cho phép bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc cũng như nâng cao kiến thức; kỹ năng nghề nghiệp. Điều này có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, vì họ luôn tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm thực tế. 
  • Đồng thời, giá trị của tấm bằng tại chức tương đương với bằng Đại học chính quy; cho phép bạn lựa chọn việc làm trong nhiều môi trường và ngành nghề khác nhau.

Những ưu điểm và nhược điểm của bằng Đại học tại chức

Đối với tấm bằng Đại học tại chức, cần xem xét cả các mặt ưu và nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Kết hợp trình độ; năng lực thực tế và kinh nghiệm làm việc; người có bằng tại chức có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp. 
  • Học tại chức giúp tiết kiệm thời gian với chương trình đào tạo ngắn hơn; và tập trung vào kiến thức cốt lõi. Đồng thời, bạn có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào công việc hiện tại; tạo ra sự hữu ích ngay từ khi đang học.

Nhược điểm

  • Tấm bằng Đại học tại chức thường được coi thấp hơn so với bằng Đại học chính quy; và điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp. Một số nhà tuyển dụng có thể có ấn tượng hạn chế với tấm bằng này.
  • Vừa đi làm ban ngày, ban đêm đi học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập của bạn.
  • Một số trường đại học có hệ tại chức chỉ tập trung vào việc tuyển sinh số lượng lớn; mà không có quá trình chọn lọc nghiêm ngặt. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên không đủ trình độ; hoặc không có đủ năng lực đào tạo. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hình thức đào tạo tại chức.

Kết luận

Tất cả những thông tin cung cấp trên chắc hẳn đã cho mọi người đã hiểu hơn về bằng Đại học tại chức. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu mọi thông tin cũng như thủ tục, hồ sơ xét tuyển hệ đào tạo này sau khi tham dự kỳ thi thpt quốc gia và các bạn có ý định theo học nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *