Bác sĩ dinh dưỡng là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Bác sĩ dinh dưỡng là bao nhiêu?

Bác sĩ dinh dưỡng là công việc đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm kiếm hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu và nắm rõ được nhiệm vụ, chức năng của vị trí công việc này như thế nào? Hãy cùng ReviewEdu khám phá bản mô tả công việc bác sĩ dinh dưỡng qua bài viết sau.

Bác sĩ dinh dưỡng là gì?

Bác sĩ dinh dưỡng là một vị trí khá cao trong bộ phận khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện. Đây là những người sẽ đảm nhiệm chức năng chính là chăm sóc về mặt dinh dưỡng. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động, phục vụ ăn uống theo chế độ riêng của từng bệnh lý.

Bác sĩ dinh dưỡng cũng đảm nhiệm việc khám, chữa bệnh về dinh dưỡng, hội chẩn,.. Làm việc cùng với một số khoa khác trong bệnh viện khi có yêu cầu. Nhằm đảm bảo tốt nhất về dinh dưỡng cho các bệnh nhân.

Bác sĩ dinh dưỡng là gì?
Bác sĩ dinh dưỡng là gì?

Bác sĩ dinh dưỡng làm những công việc gì?

Bác sĩ dinh dưỡng là một trong số những người đứng đầu. Họ đảm nhiệm vai trò lớn, quan trọng đối với công tác điều trị và chăm lo chế độ ăn uống. Đảm bảo dinh dưỡng cho các bệnh nhân trong bệnh viện. Cụ thể họ sẽ thực hiện các công việc như sau:

Công tác điều trị bệnh nhân

Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các bệnh nhân điều trị về dinh dưỡng. Tiến hành khám, tư vấn cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Thông qua chế độ ăn uống, luyện tập đưa ra liệu trình phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Lên quy trình ăn uống cho bệnh nhân

Đưa ra các chỉ thị các y tá điều dưỡng cần áp dụng chế độ ăn uống, luyện tập. Điều trị cho bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh lý của họ.

Kết hợp với các khoa khác

Luôn phải phối hợp một cách chặt chẽ, theo dõi sát sao với các khoa lâm sàng. Điều này có thể đảm bảo tối ta về nhu cầu dinh dưỡng cho các người bệnh. Giúp thực hiện điều trị cho bệnh nhân theo các chế độ dinh dưỡng, luyện tập tốt nhất.

Hỗ trợ cho các phó khoa, trưởng khoa lập kế hoạch điều trị dinh dưỡng. Luyện tập cho các trường hợp liên quan đến dinh dưỡng, suy nhược cơ thể của bệnh nhân.

Một số công việc khác

Tham gia vào quá trình nghiên và đánh giá về hiệu quả của công tác điều trị dinh dưỡng cho các bệnh nhân tại bệnh viện.

Ngoài ra, các bác sĩ dinh dưỡng cũng đảm nhiệm công việc tư vấn có các bệnh nhân có nhu cầu về vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân chuẩn bị xuất viện và cần phải được hướng dẫn về ăn uống, luyện tập sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Những yêu cầu cần thiết để trở thành Bác sĩ dinh dưỡng là gì?

Có thể thấy, ngành Y là ngành đưa ra rất nhiều yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng cao. Bởi công việc này có liên quan và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Để có thể trở thành bác sĩ dinh dưỡng bạn cần đáp ứng được những yêu cầu như sau:

  • Yêu cầu cần có bằng cấp từ đại học trở lên, chuyên ngành dinh dưỡng. Am hiểu về các kiến thức trong lĩnh vực. Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trong nghề.
  • Cần có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm. Giúp việc tính toán chỉ số dinh dưỡng như Anthro WHO và một số phần mềm quan trọng khác.
  • Có khả năng sử dụng các bảng chỉ số về nhân trắc.
  • Cần là người có phẩm chất đạo đức tốt, luôn trung thực, yêu thương con người. Bên cạnh đó còn phải làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc.
Những yêu cầu cần thiết để trở thành Bác sĩ dinh dưỡng là gì?
Những yêu cầu cần thiết để trở thành Bác sĩ dinh dưỡng là gì?

Mức lương của Bác sĩ dinh dưỡng là bao nhiêu?

Trở thành bác sĩ dinh dưỡng trong các bệnh viên, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều quyền lợi, chế độ hấp dẫn. Tùy vào từng cơ sở bệnh viện tư hay công mà sẽ đưa ra các quy định riêng về chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, xét theo tính chất chung của công việc bác sĩ dinh dưỡng này thì quyền lợi chung có thể được hưởng bao gồm như sau:

  • Mức lương đối với các bác sĩ dinh dưỡng ít năm kinh nghiệm sẽ dao động từ khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Còn với những ai đã làm việc lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn tốt thì mức lương có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng tùy từng bệnh viện. Bên cạnh đó, làm bác sĩ dinh dưỡng, bạn cũng còn nhận được khá nhiều khoản thưởng trong năm, phụ cấp, trợ cấp, lương tháng 13 theo quy định chung của luật lao động.
  • Bác sĩ dinh dưỡng sẽ thường xuyên được tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao, nghiên cứu các phương pháp mới về dinh dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cũng như đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, nếu bạn là người chăm chỉ, cố gắng thì cơ hội để có thể đạt lên đến các vị trí phó khoa, trưởng khoa là rất lớn
  • Làm bác sĩ dinh dưỡng, bạn cũng sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ, chính sách về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, tết, tham gia bảo hiểm đầy đủ theo quy định mà luật lao động đưa đưa ra.

Kết luận

Trên đây là những thông tin khá chi tiết về mẫu mô tả công việc bác sĩ dinh dưỡng. Hy vọng bài viết của Reviewedu sẽ hữu ích và giúp các bạ. Tham khảo để có thể xác được công việc phù hợp nhất cho mình trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *