Thuốc được xem là một công cụ giúp con người bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh, ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập. Những người bán thuốc tại các nhà thuốc cho chúng ta thường được gọi là dược sĩ. Đây là công việc được xem là khá nhẹ nhàng, thu nhập hấp dẫn. Vậy dược sĩ bán thuốc là gì và làm những công việc gì? Cùng ReviewEdu tìm hiểu các thông tin về dược sĩ trong nhà thuốc qua bài viết dưới đây nhé!
Dược sĩ bán thuốc là gì?
Dược sĩ nhà thuốc là những người làm công tác, công việc chuyên môn về ngành dược. Họ tham gia vào quá trình bán thuốc, tư vấn thuốc, giải thích kết quả của thuốc cho bệnh nhân. Đơn giản họ là những người giúp bệnh nhân và người tiêu dùng sử dụng liều lượng, loại thuốc. Họ dựa theo chuẩn đoán bệnh của bác sĩ để biết được bệnh nhân đang cần thuốc gì. Sau đó giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh lĩnh vực y dược cho người dân.
Đây là một công việc quan trọng trong nhà thuốc. Đòi hỏi dược sĩ cần phải biết được hết tất cả công dụng của loại thuốc. Bao gồm cả tác dụng phụ và những ai không được dùng thuốc. Nhằm có thể tư vấn cho khách hàng, người dân một cách tốt nhất. Tránh việc người dân tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Dược sĩ bán thuốc làm những công việc gì?
Sau khi đã biết được dược sĩ nhà thuốc là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các công việc mà một người dược sĩ làm việc trong nhà thuốc cần phải làm nhé!
Tư vấn cho khách hàng
Bộ y tế quy định rõ, nhà thuốc có khu vực riêng để dược sĩ có thể tư vấn cho khách hàng là thì sẽ là nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Và họ sẽ thực hiện các công việc tư vấn về thuốc như:
- Dược sĩ là người tư vấn cho khách hàng công dụng của thuốc, cách sử dụng. Tư vấn liều dùng thuốc và nên sử dụng vào thời điểm nào trong ngày.
- Tư vấn rõ về các phản ứng có thể gặp phải hay tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Nếu gặp phải các tác dụng phụ thì nên xử trí thế nào.
- Khi phối hợp nhiều loại thuốc hay sử dụng kèm thuốc khác, có thể gặp phải vấn đề nào. Tránh việc tương kỵ với thuốc đang sử dụng có phải chú ý tới ăn uống hay không.
- Khi sử dụng thuốc, nếu gặp phải trường hợp nào thì nên đi gặp bác sĩ.
Đặt thuốc và quản lý thuốc
Tại các nhà thuốc, các sản phẩm thuốc thường được nhập từ nhiều nguồn và có số lượng sử dụng, hạn sử dụng khác nhau. Do đó, các dược sĩ khi đưa sản phẩm cho khách hàng cần kiểm tra hạn sử dụng và thường xuyên. Kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, biết được số lượng hàng tồn kho hiện tại… Nhằm để nhà thuốc có thể sử dụng các sản phẩm này và có cách thức nhập hàng phù hợp hơn.
Quản lý hồ sơ
Trong các nhà thuốc đều có các thông tin hướng dẫn của Sở y tế. Từ hồ sơ GPP khi có sự thay đổi về nhân viên, dược sĩ trong nhà thuốc,… Các giấy tờ, hồ sơ đều cần phải thay đổi theo thời gian đúng quy định và bổ sung những hồ sơ còn thiếu.
Mỗi năm, Sở y tế cùng với Phòng y tế thường đưa ra những hướng dẫn về các giấy tờ. Yêu cầu nhà thuốc cập nhật đủ và đi đến các nhà thuốc để kiểm tra, khảo sát các giấy tờ này. Do đó, khi đã là một dược sĩ trong nhà thuốc, bạn cần phải biết được các hồ sơ, giấy tờ về hàng hóa, dược sĩ hay nhà thuốc để có thể cập nhật đầy đủ nhất.
Những yêu cầu và trách nhiệm của Dược sĩ bán thuốc là gì?
Có thể nói, ngoài bác sĩ thì dược sĩ là người gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe. Để trở thành dược sĩ nhà thuốc thì bạn cần phải được đào tạo các trình độ chuyên môn. Đảm bảo có các kiến thức chuyên môn về dược để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cần phải cập nhật các thông tin về việc thay đổi các sản phẩm không phải thuốc hay sản phẩm về thuốc một cách thường xuyên. Đảm bảo các thông tin mà bản thân cung cấp cho người dùng hoàn toàn chính xác.
Khi tư vấn, dược sĩ cần phải có thái độ niềm nở, nên kỹ năng giao tiếp rất quan trọng. Giúp khách hàng chia sẻ thoải mái những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Từ đó bạn có thể tư vấn cho khách hàng loại thuốc phù hợp nhất.
Mức lương của Dược sĩ bán thuốc là bao nhiêu?
Với các công việc kể trên, lương của dược sĩ trong nhà thuốc khá cao. Trung bình khoảng 8 triệu đồng. Tùy theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng tư vấn,… Mức lương của dược sĩ làm việc trong nhà thuốc dao động từ 6 tới 13 triệu đồng. Để có thể có mức lương cao, đòi hỏi bạn cần có các kiến thức chuyên môn cao, tận tâm với nghề, có khả năng nhớ lâu và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Công việc Dược sĩ bán thuốc có dễ xin việc hay không?
Ngành dược nước ta phát triển khá mạnh, với các dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược trở lên hoàn toàn có thể tự mở một nhà thuốc tại thành phố lớn với quy mô vừa hay nhỏ hay. Nếu tốt nghiệp Trung cấp ngành Dược, bạn có thể mở một nhà thuộc tại tỉnh hoặc huyện nhà.
Nếu bạn có bằng Đại học ngành Dược, bạn có thể tự mình mở cơ sở bán lẻ, hiệu thuốc trở lên tại xã, huyện, tỉnh, thành phố lớn. Để mở nhà thuốc Đông y, bạn cần có trình độ Trung cấp Dược trở lên và cần học chuyên ngành riêng về đông y thì mới có thể kinh doanh loại hình này.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng gia tăng và các nhà thuốc bán lẻ mọc lên “như nấm sau mưa”, đi dọc khắp thành phố, tỉnh thành thì bạn hoàn toàn có thể bắt gặp các nhà thuốc dọc đường. Ngoài việc chữa trị bệnh, người dân thường tìm tới nhà thuốc để phòng tránh những bệnh không mong muốn hay giúp bản thân thêm tăng cường sức khỏe, đề kháng cho cho cơ thể. Bởi vậy, dược sĩ nhà thuốc có cơ hội làm việc rất lớn, có thể làm việc ở bất kỳ tỉnh thành nào trên cả nước.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Dược sĩ bán thuốc. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!