Tư vấn giám sát là một bộ phận không thể tách rời khỏi công tác xây dựng. Đặc biệt đối với những chủ đầu tư ít biết về chuyên môn thì tư vấn giám sát công trình xây dựng đóng vai trò như một người bảo vệ để bảo đảm những quyền lợi tối đa và chất lượng cho chủ đầu tư và công trình. Vậy công việc này là gì và thường chịu trách nhiệm về vấn đề nào? Cùng Reviewedu tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây.
Nhân viên Tư vấn giám sát xây dựng là gì?
Đây là một công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo thỏa thuận ký kết với chủ đầu tư. Nhân viên tư vấn giám sát xây dựng là người tư vấn các công việc cần thiết để giám sát quá trình thi công xây dựng. Đảm bảo công trình hoàn thiện nhất, theo nội dung kết kết với chủ đầu tư. Giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm cả việc giám sát công tác thi công xây dựng. Quản lý lắp đặt thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bảo hành, bảo trì công trình.
Yếu tố cần có để trở thành nhân viên Tư vấn giám sát xây dựng là gì?
Để có thể trở thành tư vấn giám sát xây dựng thì trước hết bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát đối với lĩnh vực xây dựng.
- Đã tham gia các lớp bồi dưỡng giám sát thi công công trình dành cho những người chuyên nghiệp.
- Nắm vững kiến thức về hệ thống quy trình giám sát thi công theo đúng tiêu chuẩn quy định.
- Nắm vững các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của Nhà nước.
- Có hiểu biết tốt về tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Có hiểu biết tốt về công tác xây lắp chủ yếu.
- Trung thực, tận tâm, có trách nhiệm trong việc giám sát.
- Nắm vững chắc nội dung hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Hiểu được các điều kiện kỹ thuật riêng áp dụng cho các hạng mục do Tổ chức Tư vấn thiết kế lập.
- Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng công trình được hoàn thành.
Ngoài những chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn liên quan đến ngành nghề này ra. Bạn cũng cần phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương ít nhất từ 5 năm đến 7 năm. Đồng thời bạn phải đọc được bản vẽ thiết kế và sử dụng các phần mềm kỹ thuật.
Những kỹ năng cần có đối với vị trí Tư vấn giám sát xây dựng là gì?
Ngoài yêu cầu cơ bản, chuyên môn thì tư vấn giám sát xây dựng còn phải đáp ứng các kỹ năng mềm khác để phục vụ tốt cho quá trình làm việc cụ thể:
Biết đặt ra mục tiêu cụ thể
Mục tiêu ở đây chính là các mốc, giai đoạn quan trọng trong quá trình thi công xây dựng. Họ cần biết đặt ra mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn cho nhân viên của mình. Cụ thể ở đây chính là thời gian để hoàn thành từng công đoạn của dự án. Sau khi đặt được mục tiêu cho nhân viên thì tư vấn giám sát xây dựng cần theo dõi, đôn đốc. Quản lý quá trình thực hiện sao cho đúng tiến độ, quy trình và kỹ thuật đã được đề ra.
Kỹ năng giao tiếp
Với vị trí tư vấn giám sát xây dựng đòi hỏi rất nhiều những cuộc hội thoại hàng ngày. Giao tiếp với rất nhiều người để thực hiện tốt dự án. Đây là một yếu tố rất quan trọng có thể xây dựng tốt mối quan hệ với kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân,… Nhờ đó mà tạo nên một dây chuyền làm việc kỹ thuật, phối hợp nhịp nhàng. Điều này giúp đem lại kết quả tốt nhất trong quá trình thi công dự án.
Khả năng lãnh đạo
Vì là giám sát xây dựng công trình mà do đó bạn phải có kỹ năng lãnh đạo một nhóm người. Bạn sẽ phải quản lý một số lượng lớn công nhân viên trong suốt quá trình thực hiện dự án. Vậy nên khả năng lãnh đạo sẽ là rất cần thiết cho bạn. Nó giúp bạn điều tiết được công việc, phân công công việc phù hợp. Từ đó có thể đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác trong từng trường hợp cụ thể. Giúp công việc được tiến hành đúng tiến độ, quy trình và hợp lý hơn.
Quản trị rủi ro hiệu quả
Trong quá trình giám sát thì rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi. Vì thế để có thể trở thành một tư vấn giám sát xây dựng thì khả năng quản trị rủi ro là điều rất quan trọng mà một người làm nghề này cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng tâm lý, biết đưa ra quyết định đúng đắn trong từng tình huống có thể xảy ra, đưa ra phương án giải quyết kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Vai trò của nhân viên Tư vấn giám sát xây dựng trong các công trình là gì?
- Quản lý – kiểm tra – giám sát toàn bộ quá trình xây dựng, công tác thi công trên từng hạng mục. Đảm bảo đơn vị thi công xây dựng tuân thủ đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
- Phát hiện kịp thời và xử lý các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện. Hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu sửa chữa, khắc phục những lỗi sai, đề xuất các giải pháp. Nhằm nâng cao chất lượng công trình, khắc phục các sai sót hạn chế còn tồn tại.
- Quản lý, giám sát chặt chẽ công nhân, chịu trách nhiệm chất lượng của dự án. Nắm bắt chính xác và kịp thời những sự việc xảy ra trên công trường.
- Theo dõi, đôn đốc công nhân thực hiện dự án kịp tiến độ. Kiểm tra toàn bộ phương pháp thi công, tay nghề nhân công, trang thiết bị kỹ thuật
- Đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
- Đánh giá những điểm hạn chế, bất hợp lý và sai sót trong bản vẽ thiết kế, đề xuất giải pháp, tham mưu cho chủ đầu tư và phối hợp với đơn vị thiết kế để chỉnh sửa những điểm hạn chế còn tồn đọng.
- Theo dõi chặt chẽ chất lượng nguyên liệu được sử dụng, các trang thiết bị sử dụng trên công trình mà các công nhân lắp vào.
- Nghiệm thu từng hạng mục xây dựng và xác nhận bản vẽ công trình hoàn chỉnh.
Nhân viên Tư vấn giám sát xây dựng làm những công việc gì?
Dưới đây là nội dung, quá trình cụ thể của công việc này.
- Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ, hợp đồng. Bao gồm: thiết bị thi công, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhân lực, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
- Kiểm tra quá trình thi công của nhà thầu so với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân công đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động, đặc thù trong thi công xây dựng công trình.
- Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình bày và yêu cầu của nhà thầu khi thi công công trình cho phù hợp với thực tế và sự thỏa thuận của hợp đồng.
Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận với các nhà thầu trong hợp đồng xây dựng về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện với các nội dung nêu trên.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Tư vấn giám sát xây dựng. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này để tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!