Kinh doanh là nghề không còn xa lạ ở cuộc sống hiện nay. Đa số các ngành ít hay nhiều đều có liên quan đến kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ kinh doanh là gì không? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cần thiết về nghề này nhé!.
Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là tập hợp mọi hoạt động mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ; đầu tư cho cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Cụ thể, nó sẽ tạo ra của cải, vật chất để cung ứng nhu cầu tối thiểu người dùng. Sau đó sản phẩm sẽ được tung ra thị trường để đem về doanh thu.
Kinh doanh gồm những lĩnh vực nào?
Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay bao gồm:
Ngành nông nghiệp, khai thác
Đây là ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản, khoáng sản. Nguyên liệu này chủ yếu đến từ việc chăn nuôi, khai thác gỗ, khai thác khoáng sản, trồng cây nông nghiệp.
Ngành dịch vụ tài chính
Những lĩnh vực trong ngành dịch vụ tài chính sẽ gồm: Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,… Họ kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư, quản lý vốn. Với sự phát triển kinh tế xã hội, ngành này cũng có bước tiến lớn. Rất nhiều dịch vụ về lĩnh vực tài chính, ngân hàng có lợi cho cả bên cung cấp và sử dụng như: Cho vay tín dụng, gửi tiết kiệm,…
Ngành thông tin
Doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận bằng cách bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Mà quyền sở hữu trí tuệ là quyền của người có sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, nhượng lại theo thời hạn.
Ngành kinh doanh vận tải
Công ty kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận bằng cách thu phí vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, phương tiện khác nhau. Họ sẽ xem xét nhu cầu của khách hàng để có thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ: Khách hàng muốn di chuyển từ Hà Nội lên Cao Bằng bằng xe ô tô rộng rãi, có nhiều không gian ngồi hoặc có thể trực tiếp nằm nghỉ ngơi. Doanh nghiệp sẽ phải lắng nghe nhu cầu đó và đổi sang xe giường nằm thay vì xe chỉ có ghế ngồi như trước.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Dịch vụ là ngành đang rất phát triển. Với ngành này, con người không trực tiếp tạo ra hàng hóa hữu hình mà họ sẽ cung cấp dịch vụ, hàng hóa vô hình rồi thu phí bằng giá sức lao động và trải nghiệm. Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ vì sức khỏe, tư vấn bất động sản, tư vấn pháp lý,…
Bán lẻ và phân phối
Kinh doanh bán lẻ, phân phối là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng lên cao. Nhờ có ngành này mà sản phẩm được lưu thông thuận lợi từ nơi sản xuất đến người dùng.
Ngành sản xuất
Hoạt động trong ngành này chính là chế biến, xử lý nguyên liệu thô thành sản phẩm sau đó bán và thu lợi nhuận. Công sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc cung ứng sản phẩm, hàng hóa . Ngoài các ngành kinh tế trên thì còn có ngành kinh doanh dịch vụ công cộng. Ví dụ: Xử lý nước thải, chất thải, cung cấp điện,…
Mức lương của ngành nghề Kinh doanh là bao nhiêu?
Tại Việt Nam, mức lương trung bình của nghề kinh doanh dao động từ 8-30 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào năng lực và quy mô doanh nghiệp mà bạn hoạt động. Công việc này có thể đem lại nhu nhập đáng mơ ước. Mức lương cao nhất có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.
Những kỹ năng cần có của một người làm Kinh doanh?
Làm công việc gì cũng thế, cũng cần có những kỹ năng riêng. Với người làm kinh doanh cũng vậy, bạn cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất đối với một người kinh doanh. Giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, và đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng nói, nghe, viết, và đọc hiệu quả.
- Kỹ năng đàm phán là kỹ năng cần thiết để thương lượng giá cả, điều kiện hợp đồng,… với khách hàng, đối tác. Kỹ năng đàm phán tốt giúp bạn đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
- Kỹ năng bán hàng là kỹ năng giúp bạn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Kỹ năng bán hàng bao gồm khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng,…
- Kỹ năng phân tích là kỹ năng giúp bạn phân tích dữ liệu, xu hướng thị trường,… để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Kỹ năng quản lý là kỹ năng cần thiết để quản lý thời gian, nhân sự, tài chính,… của doanh nghiệp.
- Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp bạn dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được mục tiêu.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng giúp bạn xử lý các tình huống phát sinh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về người làm kinh doanh. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!