Trợ lý kinh doanh là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của trợ lý kinh doanh là bao nhiêu?

Trợ lý kinh doanh là một trong những vị trí đắc lực của giám đốc và phó giám đốc trong việc quản lý và điều hành các nhân viên. Vậy bạn đã hiểu rõ về vị trí này sẽ làm những công việc gì? Có mức lương như thế nào chưa? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin thú vị về vị trí công việc này nhé!

Trợ lý kinh doanh là gì?

Trợ lý kinh doanh là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc kinh doanh và tham gia trực tiếp vào các hoạt động của công ty. TLKD là người phải am hiểu tất cả các kiến thức về kinh doanh, kinh tế – tài chính; nhằm hỗ trợ tốt nhất và có những tham mưu, chiến lược hay cho Giám đốc.

Trợ lý kinh doanh là gì?
Trợ lý kinh doanh là gì?

Trợ lý kinh doanh làm những công việc gì?

Những công việc bạn cần làm khi trở thành trợ lý kinh doanh bao gồm:

Quản lý, giám sát hoạt động của cấp dưới

Công việc phối hợp với bộ phận kinh doanh; nhằm điều phối và giám sát nhân viên làm việc hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý lịch trình

Thực hiện sắp xếp các cuộc họp, lịch trình, lịch làm việc và tham gia các hội thảo, sự kiện cho các quản lý, giám đốc tại  công ty. Nên đây được xem là vị trí hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trong và ngoài công ty.

Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng, đối tác

Trợ lý kinh doanh phải có các kiến thức nền về kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề để hỗ trợ các bộ phận khác các vấn đề khó khăn, không có khả năng tự giải quyết.

Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch kinh doanh

Trợ lý kinh doanh cũng thực hiện các xây dựng và đưa ra các kế hoạch; chiến lược phát triển kinh doanh tối ưu nhất cho công ty. Đồng thời, hỗ trợ đề xuất các giải pháp và hướng khắc phục các vấn đề tại công ty.

Thực hiện tham mưu cho Giám đốc, Phó Giám đốc kinh doanh

Trợ lý kinh doanh là người hiểu rõ và nắm bắt được tình hình kinh doanh tại công ty. Từ đó, bạn đưa ra các chiến lược và tham mưu cho Giám đốc. Làm sao đạt được doanh thu cao nhất và tiếp cận được nhiều khách hàng nhất; xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.

Chuẩn bị các giấy tờ, văn bản báo cáo

Bạn sẽ thực hiện các báo cáo, soạn thảo các văn bản, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cấp trên.

Trả lời điện thoại và email

TLKD là một vị trí trung gian giữa cấp quản lý và cấp dưới; nên bạn sẽ phải thường xuyên cập nhật các thông tin, phản hồi và nhắc nhở các thông tin quan trọng, lên lịch cuộc họp cho công ty.

Mức lương của Trợ lý kinh doanh là bao nhiêu?

Thu nhập của Trợ lý kinh doanh là một con số vô cùng hấp dẫn. Nhưng để đạt được vị trí và mức lương đó, đòi hỏi bạn phải là một người đa năng, làm được hầu hết các đầu công việc ở công ty. 

  • Đối với những người mới vào làm, mức lương cho vị trí này thường dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với Trợ lý kinh doanh có kinh nghiệm từ  2-3 năm, mức lương có thể trong khoảng từ 20 -25 triệu đồng/ tháng.

Trợ lý kinh doanh có dễ xin việc không?

Đây được xem là một trong những vị trí hấp dẫn, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng chịu áp lực cao. Tùy thuộc vào bạn có năng lực đến đâu, bạn sẽ tìm được cho mình một vị trí phù hợp. Ngày nay, vị trí TLKD đang có mức thu nhập hấp dẫn và nhiều đãi ngộ từ công ty, nên được rất nhiều người lựa chọn.

Trợ lý kinh doanh có dễ xin việc không?
Trợ lý kinh doanh có dễ xin việc không?

Tuy nhiên, kèm theo đó là một công việc áp lực cao, cho nên bạn phải chuẩn bị một hành trang thật tốt để đáp ứng tất cả các yêu cầu của công việc này nhé.

Cơ hội việc làm của Trợ lý kinh doanh trong tương lai như thế nào?

Vị trí TLKD đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển. Nếu bạn ngày càng học tập và tích lũy thêm cho bản thân nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng nhanh chóng tiến lên nhiều vị trí cao hơn trong tương lai. Có nỗ lực mới có thành công. Thành công chỉ đến khi bạn biết thay đổi và phát triển không ngừng.

Đặc biệt, trong xu hướng xã hội ngày càng phát triển này, cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở cho những ai thực sự cố gắng. Bạn có thể sẽ được tiến lên các vị trí như Chuyên viên Giám sát kinh doanh, Giám đốc kinh doanh hoặc bạn có thể tự mở doanh nghiệp riêng của mình.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hết sức hữu ích về vị trí Trợ lý kinh doanh mà Reviewedu đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn sẽ tham khảo và định hướng một công việc phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *