Ngành kỹ thuật hàng hải còn rất xa lạ với vô số bạn trẻ khi giới trẻ hiện nay đa phần đều đăng ký vào những ngành hot. Tuy nhiên không vì thế mà ngành này mất đi vị thế của mình. Cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cơ bản, mức lương và cơ hội làm việc của ngành này qua nội dung sau nhé!
Ngành Kỹ thuật hàng hải là gì?
Ngành Kỹ thuật hàng hải (tiếng Anh là Maritime Engineering) đây là ngành đào tạo ra những kỹ sư làm việc tại các tàu vận tải dầu, khí; vận tải hàng hoá; vận tải hành khách, công trình, dịch vụ, hoa tiêu, quốc phòng… Những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những nhà quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc.
Các khối thi vào ngành Kỹ thuật hàng hải là gì?
Dưới đây là tổ hợp các khối thi của ngành kỹ thuật hàng hải:
- Khối A00: Toán học, Hóa học, Vật lý
- Khối A01: Vật lý, Toán học, Tiếng Anh
- Khối C01: Toán học, Vật lý, Ngữ văn
- Khối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh
- Khối D07: Toán học, Tiếng Anh, Hóa học
- Khối D90: Khoa học tự nhiên, Toán học, Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành kỹ thuật hàng hải trong những năm gần đây đều dao động từ 14 – 24 điểm. Tùy theo cơ sở đào tạo, tiêu chí và phương thức xét tuyển mà điểm chuẩn có sự khác biệt.
Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật hàng hải?
Việc chọn trường đào tạo phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Đây là vấn đề được cả phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Đến thời điểm hiện tại thì ngành kỹ thuật hàng hải chỉ có 2 cơ sở giáo dục, đó là:
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật hàng hải hay không?
Để biết mình có phù hợp với ngành kỹ thuật hàng hải không thì bạn phải xem xét những tố chất sau đây:
- Có tinh thần làm việc tốt; Có sức khỏe tốt;
- Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
- Chuyên môn nghiệp luôn nắm vững;
- Khả năng giao tiếp tốt;
- Có trình độ ngoại ngữ;
- Biết quản lý và làm việc khoa học hiệu quả;
- Trình độ tin học thành thạo;
- Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc thường ngày…
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Ngành kỹ thuật hàng hải tuy chưa được biết đến nhiều nhưng cơ hội làm việc mà nó mang lại cho học viên sau khi ra trường là rất lớn. Bạn có thể làm việc tại một số vị trí chẳng hạn như:
- Quản lý kỹ thuật và pháp chế tại những công ty vận tải biển.
- Chuyên viên kỹ thuật kiểm tra các thiết bị máy móc để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển trên biển.
- Làm đăng kiểm viên tại những tổ chức chuyên đăng kiểm hàng hải.
- Giám định viên tại những công ty giám định xăng dầu và hàng hải.
- Nhân viên kỹ thuật tại các đơn vị sửa chữa tàu, cung ứng thiết bị, vật liệu.
- Chuyên viên kỹ thuật về mảng vận hành và điều khiển các thiết bị hệ thống tại nhà máy hóa dầu, kho xăng, khu công nghiệp,…
- Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành quản lý hàng hải;
- Điều khiển tàu biển;
- Bảo đảm an toàn hàng hải, kinh tế vận tải biển;
- Bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải;
- Các trường cao đẳng và dạy nghề về hàng hải và thủy sản;
- Các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, cảng vụ, bảo đảm an toàn hàng hải;
- Các doanh nghiệp hoạt động vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác cảng, môi giới hàng hải;
- Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.
Mức lương ngành Kỹ thuật hàng hải như thế nào?
Mức lương ngành kỹ thuật hàng hải cao hay thấp đều phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn nhận được mức lương khá hấp dẫn dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm, cụ thể 3 năm trở lên có mức thu nhập hằng tháng từ 15 – 20 triệu đồng.
Kết luận
Trên đây là các thông tin cơ bản, điểm chuẩn, mức lương của ngành kỹ thuật hàng hải mà reviewedu đã chia sẻ. Hy vọng nội dung trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Chúc bạn thành công!