Nước bao phủ 70,8% trên bề mặt của trái đất, được xem là khởi nguyên của toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. Trong cơ thể của chúng ta và tất cả các sinh vật khác luôn có sự hiện diện của nước. Đây được xem là nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các loài sinh vật trên trái đất. Ngay còn khi đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? Mời mọi người đọc qua bài viết sau của ReviewEdu nhé!
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của con người trên 1 quốc gia và cả thế giới. Để hiểu rõ hơn về ô nhiễm nguồn nước và có những biện pháp tốt để khắc phục vấn đề này thì đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước.
Rác thải trong sinh hoạt
Là loại rác thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt không được xử lý kịp thời. Chúng sẽ tích tụ xong ngấm vào mạch nước ngầm; gây nên ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Các loại rác thải nilon hoặc nhựa rất khó phân hủy và gây nên tắc mạch nước ngầm và khiến cho nước bị nhiễm các hạt vi nhựa.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp thường sử dụng các loại hóa chất độc hại như thuốc diệt cỏ, trừ sâu,… khi được sử dụng, 1 phần dư lượng thuốc sẽ ngấm vào mạch nước ngầm và sông, hồ, kênh rạch gần đó. Các chất này không những gây ô nhiễm môi trường mà còn cực kì độc hại cho các sinh vật khác.
Ngoài ra, khi chăn nuôi, phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm không được xử lý cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Khi sản xuất công nghiệp thì các nhà máy thường thải ra rất nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là các hợp chất kim loại nặng dễ hòa tan trong nước và khiến các nguồn nước gần đó bị thay đổi thành phần và tạo nên những hệ lụy kinh khủng cho người sử dụng nguồn nước đó.
Khai thác tài nguyên
Các chất thải trong việc khai khoáng có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Việc chặt cây để phục vụ việc khai khoáng cũng khiến bùn đất từ các khu khai thác chảy ra sông suối gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt, sạt lở làm ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước đã kể ở trên thì vẫn còn một số nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm tự nhiên (bão, lũ, ngập mặn,…)
- Sự cố tràn dầu
- Rác thải y tế
- Rò rỉ chất phóng xạ
- Đô thị hóa
Tại sao cần phải bảo vệ nguồn nước? Tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước
Như đã nói ở trên, nước không chỉ là nhân tố quyết định của sự sống mà còn đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của xã hội loài người. Nước được cung cấp vào hoạt động sản xuất để đảm bảo lương thực cho con người (tưới tiêu). Nước còn góp mặt trong đời sống sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe xã hội. Bước chuyển mình của thời đại là cách mạng công nghiệp lần thứ I của loài người có sự góp mặt của đầu máy hơi nước. Cho ta thấy rằng nước cũng có thể tạo ra năng lượng. Trái đất của chúng ta được các bóng đèn điện phát sáng cũng nhờ vào các nhà máy thủy điện.
Vai trò của nguồn nước trong đời sống xã hội
Vai trò của nước đối với đời sống chỉ thực sự được con người nhận thức rõ ràng khi ô nhiễm nguồn nước bắt đầu xuất hiện. Ô nhiễm nguồn nước đang dần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết mà cả xã hội quan tâm ngày nay.
Hơn một nửa hoạt động sản xuất của con người sẽ dừng lại nếu không còn năng lượng sạch từ nguồn nước. Toàn bộ nguồn nước trên thế giới bị ô nhiễm là một trong những viễn cảnh tận thế mà con người có thể tưởng tượng được.
Những giải pháp để bảo vệ nguồn nước
Một khi nguồn nước bị ô nhiễm thì rất khó có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu. May thay, nhờ trình độ khoa học của con người hiện nay, chúng ta đã có những biện pháp để bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm.
- Đề ra các văn bản vi phạm pháp luật liên quan đến ô nhiễm nguồn nước
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm Organic không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Áp dụng các công nghệ lọc, xử lý chất thải, rác thải
- Mở rộng quy mô các nhà máy xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
- Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ nguồn nước
- Đảm bảo an toàn hàng hải
- Bảo vệ các sinh vật có khả năng làm sạch nguồn nước ( San hô, động vật thân mềm, tảo, hải quỳ,…)
Học sinh cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
Tất cả mọi người đều góp phần gây nên ô nhiễm nguồn nước và không có trường hợp ngoại lệ nào cả. Có thể bạn không biết nhưng dù ít hay nhiều bạn cũng đã từng gây hại cho nguồn nước. Vậy là học sinh chúng ta cần làm gì để giảm thiểu hết mức sự ô nhiễm nguồn nước, hãy cùng ReviewEdu tham khảo những ý kiến dưới đây nhé!
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường.
- Không lãng phí nước.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước cho bản thân, gia đình và bạn bè.
- Không đổ dầu ăn vào bồn rửa chén.
- Không đi vệ sinh bậy.
- Dọn dẹp rác thải ở địa phương
Kết luận
Ô nhiễm nguồn nước đã và đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết, có thể tương lại vấn nạn này vẫn không được giải quyết triệt để. Nhưng, nếu các bạn học sinh nhận thức được sự quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, thì trong tương lai các bạn sẽ trở thành lực lượng đông đảo đi tiên phong để giải quyết nạn ô nhiễm nguồn nước. Bác Hồ từng nói “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, hiện tại tuy chúng ta là học sinh, nhưng chỉ cần những hành động nhỏ thôi, chúng ta vẫn có thể đóng góp rất nhiều trong công cuộc làm sạch nguồn nước đấy.
Xem thêm:
Chữ tín quan trọng như thế nào? Học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì?
Đi học Đại học cần mang theo những gì? Những vật dụng cần thiết dành cho sinh viên
Học ngành Quản trị Kinh doanh ra trường làm gì? Học Quản trị Kinh doanh ở đâu là tốt nhất
Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? Mục đích và thời gian xây dựng của bia tiến sĩ
Bao nhiêu điểm thì đậu tốt nghiệp THPT? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT chính xác nhất