Mặc dù hiện nay ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật vẫn chưa thật sự nhận được nhiều sự quan tâm và vẫn là cái tên khá xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những bạn có đam mê về hội họa và muốn làm việc trong lĩnh vực này thì lại rất quen thuộc. Vậy học này là gì? Để hiểu rõ hơn về ngành học này, hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé!
Ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật là gì?
Ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật (LLLS&PBMT) chuyên đào tạo những kiến thức cơ bản về Lý luận, lịch sử và phê bình trong lĩnh vực mỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến kỹ năng lý luận để thực hành phê bình, đánh giá, nghiên cứu một kịch bản, một tác phẩm cũng như có cái nhìn sâu về tác giả của tác phẩm.
Theo học ngành LLLS&PBMT, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chung, kiến thức cơ bản của ngành Mỹ thuật và đặc biệt là còn được học những kiến thức cơ bản về Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, bao gồm: Điêu khắc – Các kỹ thuật chất liệu của Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc – Lịch sử Thế giới – Lịch sử Việt Nam, Lịch sử văn học Thế giới – Lịch sử văn học Việt Nam – Lý luận văn học – Ngôn ngữ học – Khảo cổ – Bảo tồn và Trùng tu di tích – Văn hóa học – Hán nôm – Tin học – Phương pháp nghiên cứu, thực tế về Mỹ thuật…
Các khối thi vào ngành Lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật là gì?
Để thi vào ngành LLLS&PBMT thí sinh phải đăng ký khối thi năng khiếu vẽ là khối H. Để xác định thí sinh trúng tuyển vào các chuyên ngành của trường, thí sinh phải thực hiện các môn thi gồm: Môn văn, môn năng khiếu (Hình họa, bố cục tranh màu)
Điểm chuẩn ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật là bao nhiêu?
Điểm chuẩn của ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật năm 2020 dao động từ 21 đến 27 điểm tùy theo từng cơ sở đào tạo.
Các trường nào đào tạo ngành Lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật?
Hiện nay trên cả nước có rất ít cơ sở giáo dục đào tạo bài bản về chuyên ngành này. Dưới đây là một số gợi ý để các bạn học sinh tham khảo nếu thật sự có hứng thú muốn theo đuổi ngành học này.
Khu vực miền Bắc
- Đại học mỹ thuật Hà Nội
Khu vực miền Nam
- Đại học Mỹ thuật TP. HCM
Liệu bạn có phù hợp với ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật?
Để theo học ngành LLLS&PBMT và có thể trở thành một nhà nghiên cứu, phê bình, tổ chức hoạt động và giảng dạy trong lĩnh vực mỹ thuật cần phải có những tố chất sau:
- Có sự am hiểu nhất định về mỹ thuật, có khả năng phân tích, lý luận.
- Cần có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, mỹ thuật và những kiến thức chuyên sâu về lý luận, lịch sử, phê bình mỹ thuật.
- Cần có trình độ và khả năng nghiên cứu mỹ thuật, các lĩnh vực lý luận, nghiên cứu lịch sử và phê bình mỹ thuật tốt.
- Có khả năng giao tiếp và lên kế hoạch để tổ chức, điều hành, quản lý các triển lãm, hoạt động, sự kiện mỹ thuật.
- Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin, có tinh thần nghiên cứu khoa học và hoạt động mỹ thuật.
- Có thể giao tiếp ngoại ngữ là lợi thế và có thể nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
Học ngành Lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật cần học giỏi môn gì?
Trước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có quan điểm, lập trường cá nhân rõ ràng đối với các vấn đề xã hội cũng như văn hóa – nghệ thuật. Vậy nên, nếu bạn học tốt môn Ngữ văn thì đó là một lợi thế vô cùng lớn, giúp bạn có thể thông qua ngôn từ mà thể hiện được suy nghĩ của mình một cách chính xác và cụ thể.
Cơ hội việc làm của ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật như thế nào?
Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành LLLS&PBMT chủ yếu vẫn còn bó hẹp trong phạm vi mỹ thuật. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc dưới đây để có cho mình những định hướng chung nhất về đầu ra của ngành.
- Nhà nghiên cứu về mỹ thuật
- Làm nghiên cứu viên trong các viện, các trung tâm nghiên cứu, các viện bảo tàng mỹ thuật
- Trở thành một phóng viên, các biên tập viên tại các báo, tạp chí chuyên về mỹ thuật
- Quản lý các triển lãm, sự kiện về mỹ thuật
- Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước
- Giảng dạy trong các cơ sở đào tạo như học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…
Mức lương dành cho người làm ngành Lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật là bao nhiêu?
Mức lương của những người công tác trong ngành không có thang đo rõ ràng, cụ thể. Tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, mức lương sẽ từ 7 – 9 triệu đồng/tháng . Tuy nhiên đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm công tác, giảng dạy trong ngành, thu nhập có thể dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí con số đó còn có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba tùy theo quy mô dự án, nội dung công việc, vị trí đảm nhiệm,…
Kết luận
Hiện nay, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang bị đánh giá là một ngành có phạm vi phát triển bị bó hẹp kèm theo đó là cơ hội việc làm và mức lương thu nhập còn thấp và bất ổn. Tuy nhiên, mỹ thuật vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta, các tác phẩm nghệ thuật vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền truyền đạt những thông điệp riêng của chúng. Vì vậy, ngành LLLS&PBMT vẫn còn nhiều cơ hội chuyển mình. Nếu bạn yêu thích và quan tâm ngành học này, hãy cân nhắc theo đuổi nó ngay hôm nay nhé!
đại học mỹ thuật Việt Nam <3
lương cơ bản của ngành này cao không anh chị
tùy thôi bạn ạ, tùy vào khả năng của bạn mối quan hệ, tuy duy, cách ăn nói, …. môi trường làm việc của bạn, nói là cao thì mình nghĩ ko cao đâu. Ngành nào cũng thế thôi có người này người kia quan trọng là bạn thích và tìm đc đam mê của mình
có trường nào tuyển ngành này không ạ?
Đại học Mỹ Thuật Việt Nam bạn ạ <3
ra trường em sẽ làm ở đâu?
vì là ngành nghệ thuật nên mình thấy ko bị bó buộc nơi làm việc, trong thời gian học tập bạn sẽ biết mình làm việc ở đâu, làm j có nhiều sự môi trường cho bạn lắm!