Ngành bảo vệ thực vật là một trong những ngành quan trọng thuộc nhóm ngành Nông nghiệp. Đây cũng là ngành học được nhiều bạn quan tâm và lựa chọn. Vậy bạn đã hiểu rõ ngành Bảo vệ thực vật là gì? Cần thi khối nào? Sau khi ra trường bạn sẽ làm gì,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề trên.
Ngành Bảo vệ thực vật là gì?
Nhắc đến tên ngành là chúng ta đã hiểu ngay đây là ngành bảo vệ thực vật và cây trồng. Vậy chúng cần được bảo vệ như thế nào? Đó chính là kiến thức mà chúng ta sẽ được học khi theo học ngành này.
Chính xác hơn thì ngành bảo vệ thực vật là ngành chuyên nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt là các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng,… Qua đó, tổ chức xây dựng và điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật các cấp; sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nhằm mục đích cải thiện thu nhập cho người nông dân, sản xuất những giống cây trồng đem lại chất lượng cao, đạt năng suất.
Thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng chúng thiếu kiểm soát dẫn tới các tổn hại tới môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái nông nghiệp. Lúc này, ngành bảo vệ thực vật càng mang trọng trách to lớn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp bền, sạch và vững mạnh.
Những người làm ngành này chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây bệnh hại cây trồng. Mục đích của việc bảo vệ này là đem lại hiệu quả kinh tế cây trồng, gìn giữ đa dạng sinh học,…
Ngành Bảo vệ thực vật thi khối nào?
Hiện tại ngành học này xét tuyển các tổ hợp sau:
- A00: Toán học – Lý học – Hóa học
- A01: Toán học – Lý học – Tiếng Anh
- A02: Toán học – Lý học – Sinh học
- A11: Toán học – Hoá học – GDCD
- A16: Toán học – KHTN – Ngữ Văn
- B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- B02: Toán học – Sinh học – Địa lý
- B03: Toán học – Sinh học – Ngữ Văn
- B04: Toán học – Sinh học – GDCD
- B08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh
- C02: Ngữ Văn- Toán học – Hoá học
- D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
- D09: Toán học – Lịch Sử – Tiếng Anh
- D08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh
- D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Bảo vệ thực vật là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Bảo vệ thực vật cũng là một trong những vấn đề mà các bạn cần phải tìm hiểu. Bởi dựa vào điểm chuẩn của các năm trước ta có thể lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 15 – 18 điểm. Trong năm 2020 vừa qua, trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh là trường có điểm chuẩn cao nhất với 18 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành Bảo vệ thực vật?
Nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường sau:
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Tây Bắc
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Hồng Đức
Khu vực miền Nam
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Bạc Liêu
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Dân lập Cửu Long
Nếu muốn rút ngắn thời gian theo học, bạn có thể theo học hệ trung cấp tại các trường sau:
- Trường cao đẳng công nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ.
- Trường cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Bảo vệ thực vật?
Bạn muốn theo học và thành công thì bạn cần có những tố chất sau:
- Có tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường.
- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
- Học giỏi các môn tự nhiên như sinh, hóa.
- Chịu khó tìm hiểu các thông tin về thế giới tự nhiên trên các chương trình, sách, báo,..
- Tìm tòi, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.
- Có khả năng ghi nhớ và phân loại tốt tên các loài động, thực vật.
- Yêu thích và tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, làm vườn, leo núi,…
- Thích trồng, chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
Học ngành Bảo vệ thực vật cần học giỏi môn gì?
Ngành Bảo vệ thực vật là ngành có đa dạng về tổ hợp khối thi của các trường đại học. Do đó, có nhiều lựa chọn để các bạn có thể lựa chọn môn học là thế mạnh của mình. Tuy nhiên học tốt các môn tự nhiên sẽ là lợi thế cho bạn như môn Toán, Hoá, Sinh. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên học tốt Tiếng Anh nhé. Bởi nó sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức bổ ích từ các tài liệu nước ngoài.
Cơ hội việc làm ngành học này như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các cơ quan vị trí sau:
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, các hội khuyến nông, công tác trồng trọt từ các cấp tỉnh, thành phố xuống đến các đơn vị xã phường,…
- Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có các lĩnh vực liên quan đến Nông nghiệp, các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện di truyền Nông nghiệp,…
- Làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
- Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tu nghiệp sinh ở nước ngoài.
- Tự khởi nghiệp bằng cách mở các doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất kinh doanh các giống cây trồng
- Nghiên cứu và phát triển các giống cây mới có năng xuất tốt hơn.
Mức thu nhập ngành Bảo vệ thực vật là bao nhiêu?
Để đánh giá mức thu nhập của bất kỳ ngành nghề nào cũng cần dựa vào vị trí và địa điểm làm việc,… Ngành này có mức thu nhập khá ổn định. Nó dao động trong khoảng 5 -7 triệu đối với sinh viên mới ra trường. Sau khi thành thạo công việc, mức lương có thể lên đến 15 triệu mỗi tháng.
Kết luận.
Với những thông tin hữu ích trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ ngành bảo vệ thực vật là gì? Điểm chuẩn và khối thi ngày này như thế nào? Cơ hội việc làm ra làm sao? Chúc các bạn có một kỳ thi đầy ý nghĩa.
Em học xã hội thì có học ngành bảo vệ thực vật đc ko ạ
Hiện tại em học lớp 11 và em học bên khối xã hội vậy em có cơ hội học ngành này không ạ
Em học khối xã hội gồm các môn địa , sử và gdcd , vậy em có thể học ngành bảo vệ thực vật đc không
Đội ngũ Reviewedu đã gửi đáp án về mail. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Em học bên xã hội vậy em muốn học bên tự nhiên được ko ạ