Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, người ta áp dụng các thang điểm đánh giá kết quả học tập. Gồm có thang điểm 10, thang điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4. Thang điểm hệ số 4 là hệ thống thang điểm được phần lớn các trường đại học áp dụng. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá quá trình đào tạo theo hình thức tín chỉ. Vậy cách tính điểm hệ số 4 như thế nào? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!
Tại sao cần tính điểm hệ số 4 Đại học?
Tính điểm hệ số 4 đang là cách tính điểm khoa học. Đây là cách được rất nhiều các trường đại học sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ. Tín chỉ là đại lượng đo lường kiến thức, kỹ năng mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập. Các môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có môn học có 2 – 3 tín chỉ, cũng có những môn học có 4 – 5 tín chỉ.
Học phí trên mỗi tín chỉ sẽ tùy vào mỗi trường đại học sẽ phân bổ khác nhau. Dựa vào số tín chỉ môn học đó, sẽ tính được điểm tích lũy hay còn gọi là điểm hệ số 4 ở đại học. Điểm tích lũy là điểm trung bình môn đại học hệ số 4 sẽ học trong cả khóa học của mình. Điểm này là căn cứ để xác định bằng khi ra trường của sinh viên. Sau mỗi học kỳ khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ, dựa trên điểm trung bình môn, điểm rèn luyện sẽ xếp học lực của sinh viên. Điểm số sẽ quyết định danh hiệu bằng ra trường, có đủ điều kiện qua môn hay không. Vì thế việc tính điểm trung bình môn hệ số 4 thực sự quan trọng đối với mỗi sinh viên.
Những quy định cần tuân thủ khi tính điểm
Theo khoản 2 Điều 10 quy chế đào tạo trình độ đại học, điểm hệ số 4 được quy đổi như dưới đây:
- A quy đổi thành 4;
- B quy đổi thành 3;
- C quy đổi thành 2;
- D quy đổi thành 1;
- F quy đổi thành 0.
Với những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo. Thì không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín chỉ, dựa vào điểm hệ số 4 tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau đây:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00;
- Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59;
- Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19;
- Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49;
- Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt < 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
Tính điểm hệ số 4 ở Đại học như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm tín chỉ và cách tính điểm hệ số 4 như thế nào ở phần này nhé!
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là đơn vị dùng để tính khối lượng học tập của sinh viên theo hệ thống ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System). Phụ thuộc vào quy định của từng trường Đại học ở Việt Nam, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 – 3 tín chỉ của hệ thống ECTS.
Theo quy định, một tín chỉ bằng: 15 tiết học lý thuyết, 30 đến 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 90 giờ thực tập tại cơ sở, 45 đến 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Cách tính điểm hệ số 4
Điểm hệ số 4 theo tín chỉ được tính bằng tổng của điểm từng môn, rồi nhân với số tín chỉ từng môn, và chia cho tổng số tín chỉ (số tín chỉ tất cả các môn). Được tính theo công thức sau và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Tính lại từ học kỳ đầu không tính riêng từng học kỳ.
Trong đó:
- A là điểm trung bình chung điểm trung bình tích lũy.
- ai là điểm học phần thứ i.
- ni là số tín chỉ học phần thứ i.
- n là tổng số học phần.
Lưu ý: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng không tính điểm trung bình.
Ví dụ: Bảng điểm của một sinh viên như sau:
Điểm trung bình tích lũy bằng: 26/8 = 3.25.
Cách quy đổi điểm sang hệ số 4
Để có thể tính điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:
- Điểm A tương ứng với 4
- Điểm B+ tương ứng với 3.5
- Điểm B tương ứng với 3
- Điểm C+ tương ứng với 2.5
- Điểm C tương ứng với 2
- Điểm D+ tương ứng với 1.5
- Điểm D tương ứng với 1
- Điểm F tương ứng với 0
Có thể thấy, bằng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học ở trường như sau:
- Đối với loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 – 4,00
- Loại giỏi: Số điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59
- Đối với loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19
- Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49.
Phần thứ hạng xếp loại học lực đại học theo tín chỉ của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa trong diện loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức. Khi rơi vào các trường hợp dưới đây:
- Có khối lượng của các học phần phải thi lại (điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho chương trình học của mỗi sinh viên.
- Sinh viên đã bị kỷ luật trong thời gian học.
Vì vậy, để đạt được bằng loại xuất sắc, giỏi bạn cần phải chú ý nhé!
Dưới đây là bảng quy đổi cụ thể mà các bạn có thể tham khảo:
Những điều cần lưu ý khi tính điểm hệ số 4 ở Đại học
Mức độ % đánh giá điểm học phần của sinh viên một số trường đại học sẽ không giống nhau. Khi sinh viên học theo tín chỉ điểm hệ số 4 sẽ dựa vào nhiều yếu tố. Điểm đánh giá của môn học đó, dựa vào điểm tích lũy môn học đó của sinh viên bao gồm: điểm chuyên cần, điểm thực hành, bài tập, điểm thi,…
Thông thường các trường sẽ quy điểm trung bình môn hệ 4 và điểm chữ (A, B, C, D). Điểm trung bình tích lũy từ điểm D trở lên thì không phải học lại (có thể học cải thiện). Những sinh viên nào có điểm F tức là không qua môn và sẽ bắt buộc phải học lại, thi lại môn đó.
Tầm quan trọng của GPA đối với du học sinh
Dù trong nước hay ngoài nước, không trường nào muốn nhận sinh viên có năng lực học quá thấp. Các trường sẽ đưa ra một mức điểm sàn nhất định. Hầu hết các trường thường yêu cầu điểm tối thiểu từ 7.0 trở lên và đương nhiên những trường xếp thứ hạng cao hay trường Top đầu sẽ yêu cầu mức điểm cao hơn nhiều cùng với những yêu cầu đi kèm.
Đối với những bạn sinh viên quan tâm học bổng du học, điểm GPA là rất quan trọng trong việc xin học bổng bởi nó thể hiện năng lực học tập của ứng viên. Tuy nhiên, GPA cũng chỉ là một phần cần phải có trong hồ sơ xin nhập học bên cạnh nhưng yêu cầu khác như điểm SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE, thư giới thiệu, bài luận cũng như kinh nghiệm, hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu…
Vì thế, để thực hiện giấc mơ xin học bổng du học, sinh viên nên học tập thật tốt, tránh sao nhãng, chuẩn bị cho mình những kỹ năng cũng như kết quả tốt, kèm theo những yêu cầu cần thiết để có thể xin học bổng thật cao nhé!
Bí quyết giúp bạn đạt bằng đại học loại giỏi
Có được tấm bằng giỏi, bạn cần phải chăm chỉ, trau dồi kiến thức liên tục. Muốn giỏi không khó nếu bạn áp dụng những bí kíp sau đây:
- Xác định mục tiêu, lập kế hoạch ngay từ ban đầu
Đặt chân vào cánh cửa trường đại học, những thay đổi, những cám dỗ của môi trường sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của bạn. Do đó bạn cần chuẩn bị tốt tâm lý, sự quyết tâm, mục tiêu học tập rèn luyện để đạt được kết quả học tập tốt.
- Phân chia thời gian học tập hợp lý
Để tránh áp lực khối lượng kiến thức cần học trong một học kỳ, bạn phải quản lý thời gian và kế hoạch đăng ký các môn bắt buộc, môn tự chọn và phân bổ thời gian chặt chẽ để học tốt các học phần đăng ký.
Kết luận
Hy vọng những hướng dẫn về cách tính điểm hệ số 4 ở Đại học trên đây đã giúp ích cho bạn. Các bạn hãy áp dụng thử để có thể nắm được điểm số của mình. Hãy theo dõi Reviewedu để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích một cách nhanh nhất nhé. Chúc bạn có quãng thời gian đại học tuyệt vời và kết quả học tập tốt!
Xem thêm:
Hướng dẫn cách tính điểm khối C00 dành cho học sinh chính xác nhất
Hướng dẫn cách tính điểm khối D90 dành cho học sinh chính xác nhất
Hướng dẫn cách tính điểm Đại học cho các sĩ tử chính xác nhất