Xét học bạ năm 2024 của Trường Quốc tế ĐHQG Hà Nội cần những gì?

Xét học bạ Trường Quốc tế Hà Nội

Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội có tên tiếng Anh là VNU – International School. Luôn nằm trong TOP các trường đại học xứng đáng để theo học tại khu vực Hà Nội. Với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và chất lượng thì có đến hàng ngàn thí sinh đăng kí xét tuyển vào trường mỗi năm. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu phương thức tuyển sinh xét học bạ Trường Quốc Tế Hà Nội này như thế nào nhé!

Danh mục bài viết

Thông tin chung của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

  • Tên trường: Trường Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (VNU – International school) 
    • Cơ sở 1: Nhà G7-G8, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Cơ sở 2: Nhà C, E, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Cơ sở 3: Số 1, Phố Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Cơ sở 4: Toà nhà HT1, Khu Đô thị đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc, Hà Nội
  • Website: http://student.isvn
  • Mã tuyển sinh: QHQ
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@vnuis.edu.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/khoaquocte
  • SĐT: (024) 3555 3555

Mục tiêu, tầm nhìn

  • Mục tiêu: Trở thành một đầu mối (Hub) giáo dục quốc tế uy tín tại Việt Nam, Trường đã triển khai hợp tác với gần 40 trường đại học, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới
  • Tầm nhìn: Là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, tiên phong theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu xã hội, có tính hội nhập cao, đạt chuẩn kiểm định quốc tế, xuất khẩu các sản phẩm giáo dục tại chỗ và ra một số nước trong khu vực; trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế trong Đại học Quốc gia Hà Nội, tập hợp các nhà khoa học liên ngành giải quyết các vấn đề khoa học, kỹ thuật, xã hội phức tạp mang tầm khu vực và quốc tế; xây dựng một môi trường tự do học thuật, đa văn hóa, giao thoa giữa các ngành, các lĩnh vực.

Xem thêm: Review Trường Quốc Tế – ĐHQG Hà Nội có tốt không?

Thông tin xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Phương thức xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Đến năm 2024 Nhà trường chủ trường thực hiện 5 phương thức tuyển sinh sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của ĐHQGHN
  • Phương thức 2: Xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) do ĐHQGHN tổ chức
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
  • Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp
  • Phương thức xét tuyển khác: Xét kết quả A-Level; SAT; ACT; IB (bằng Tú tài quốc tế International Baccalaureate)

Đối tượng, phạm vi xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT trên toàn quốc và đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài

Học sinh tham gia xét tuyển trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
Học sinh tham gia xét tuyển trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Chỉ tiêu tại Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội trong 3 năm gần nhất

Năm Mã tuyển sinh Chỉ tiêu xét tuyển
2022-2023 QHQ 1.400 chỉ tiêu, chưa bao gồm chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo quốc tế
2023-2024 QHQ 1.760 chỉ tiêu trong đó có 1.400 chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy do ĐHQGHN cấp bằng; 360 chỉ tiêu do đối tác nước ngoài cấp bằng.
2024-2025 QHQ Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Hồ sơ xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển trực tuyến với yêu cầu về những giấy tờ tùy thân để xác minh các thông tin cá nhân, lựa chọn phương thức xét tuyển (với mỗi phương thức xét tuyển thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng) và cuối cùng là lệ phí xét tuyển với phương thức xét kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT là 330.000 VND/ thí sinh, các chương trình liên kết quốc tế là 300.000 VNĐ/ hồ sơ và các phương thức còn lại là 30.000 VNĐ/ hồ sơ. 

Thời gian xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Thời gian xét tuyển trong 3 năm gần đây:

  • 2022-2023: Từ 15/05/2022-26/06/2022
  • 2023-2024: Từ 18/05/2023-30/06/2023
  • 2024-2025: Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Địa điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

  • Địa chỉ 1: Bộ phận Tuyển sinh – Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Địa chỉ 2: Văn phòng Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà E5, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Học sinh tham gia xét học bạ
Học sinh tham gia xét học bạ

Học phí của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội là bao nhiêu?

Đại học chính quy trong nước (theo định mức KTKT được phê duyệt):

  • Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2023 như sau: 
  • Năm học 2023-2024: 4.400.000đồng/tháng (tương đương 44.000.000 đồng/năm)
  • Năm học 2024-2025: 4.600.000đồng/tháng (tương đương 46.000.000 đồng/năm)
  • Năm học 2025-2026: 4.800.000đồng/tháng (tương đương 48.000.000 đồng/năm)
  • Năm học 2026-2027: Dự kiến tăng không quá 5% so với năm học 2025-2026

Đại học chính quy (ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao):

  • Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2023: 98.000.000 đồng/sinh viên/ khóa học (tương ứng 2.450.000 đồng/tháng; 770.000 đồng/tín chỉ).

Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội đào tạo những ngành nào?

Chương trình chính quy do ĐHQGHN cấp bằng:

  • Kinh doanh Quốc tế – QHQ01
  • Kế toán, Phân tích và Kiểm toán – QHQ02
  • Hệ thống thông tin quản lý – QHQ03
  • Tin học và Kỹ thuật máy tính – QHQ04
  • Phân tích dữ liệu kinh doanh – QHQ05
  • Tự động hóa và Tin học – QHQ08
  • Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh và Công nghệ thông tin) – QHQ09
  • Công nghệ thông tin ứng dụng – QHQ10
  • Công nghệ tài chính và Kinh doanh số – QHQ11
  • Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics – QHQ12

Chương trình chính quy do ĐHQGHN và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng

  • Marketing (do ĐHQGHN và trường Đại học HELP – Malaysia cùng cấp bằng) – QHQ06
  • Quản lý (do ĐHQGHN và trường Đại học Keuka – Hoa Kỳ cùng cấp bằng) – QHQ07

Điều kiện xét tuyển học bạ của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội gồm những gì?

Quy định về từng phương thức xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của ĐHQGHN

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành theo quy định của Nhà trường (công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023) được ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp với môn thi hoặc đề tài đạt giải.

Phương thức 2: Xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) do ĐHQGHN tổ chức

  • Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm và đáp ứng 1 trong các điều kiện về ngoại ngữ sau: (a) có kết quả môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) của kỳ thi TN THPT năm 2023 đạt tối thiểu 6,0/10 điểm hoặc (b) có kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) bậc THPT đạt tối thiểu 7,0 điểm hoặc (c) có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.

Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

  • Thí sinh được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng vào các ngành đào tạo tại Trường Quốc tế và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Điều kiện phụ: Thí sinh phải đạt điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) tối thiểu 6 điểm, trừ đối tượng được miễn thi môn này.

Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp

  • Để đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành học trong năm tuyển sinh; Điểm tối thiểu từng kỹ năng của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS là 4.5 và của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL iBT là 15 điểm.

Phương thức xét tuyển khác: Xét kết quả A-Level; SAT; ACT; IB (bằng Tú tài quốc tế International Baccalaureate)

  • Các chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực phải còn hạn sử dụng tính đến ngày đăng ký xét tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi). Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Quy định về học bổng của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Các học bổng mà Nhà trường đưa ra đối với các đối tượng và mức học bổng khác nhau

STT Tên học bổng Đối tượng Mức học bổng
1 Học bổng tài năng VNU-IS Sinh viên thuộc diện tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT 50-100% học phí toàn khóa
2 Học bổng Tài năng Công nghệ VNU-IS Sinh viên các nhóm ngành công nghệ và ngôn ngữ học tập tại Hòa Lạc 100% học phí kỳ học đầu tiên
3 Học bổng tài năng Ngôn ngữ VNU-IS
4 Học bổng Chu Văn An Sinh viên có kết quả thi xuất sắc, chứng chỉ IELTS, TOEFL, iBT, A-Level, SAT, ACT, ĐGNL với kết quả cao 100% học phí toàn khóa
5 Học bổng Study tour tại ĐH Help/ ĐH Keuka tại Đà Nẵng Sinh viên đạt thành tích học tập tốt, là đại diện tiêu biểu của ngành học 500-1000$
6 Học bổng Hiệu trưởng VNU-IS HELP, VNUIS – Keuka 1300-2500$
7 Học bổng đại sứ sinh viên VNUIS – HELP, VNUIS – Keuka 400-700$
8 Học bổng Chân trời mới Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 100% học phí toàn khóa
9 Học bổng Tương thân tương ái Hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng và thân nhân với người có công với cách mạng 15-100% học phí/ học kì được xét học bổng
10 Học bổng sinh viên quốc tế Sinh viên quốc tế có kết quả học tập tốt 50-100% học phí toàn khóa

Các nguyên tắc về xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

  • Xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương);
  • Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp;
  • Trường hợp Nhà trường không tuyển đủ chỉ tiêu đã được phân bổ cho các phương thức khác, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Điểm xét tuyển của PTXT kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và PTXT chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023: theo thang điểm 40 và làm tròn đến hai chữ số thập phân;
  • Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT;

Điểm chuẩn xét tuyển của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội chính xác nhất

Điểm chuẩn các ngành tại Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội năm 2023

STT

Mã ngành Tên ngành

Điểm chuẩn

1 QHQ01 Kinh doanh quốc tế 24,35
2 QHQ02 Kế toán, Phân tích và Kiểm toán 22.9
3 QHQ03 Hệ thống thông tin quản lý 22.6
4 QHQ04 Tin học và Kỹ thuật máy tính 21
5 QHQ05 Phân tích dữ liệu kinh doanh  23.6
6 QHQ06 Marketing (song bằng VNU – HELP, Malaysia) 22.75
7 QHQ07 Quản lý (song bằng VNU – Keuka, Hoa Kỳ) 21
8 QHQ08 Tự động hoá và Tin học  21
9 QHQ09 Ngôn ngữ Anh 23.85
10 QHQ10 Công nghệ thông tin ứng dụng 21.85
11 QHQ11 Công nghệ tài chính và Kinh doanh số 22.25
12 QHQ12 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics 22

Cách tính điểm xét học bạ của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội

Có tổng điểm TB 5 học kỳ đầu trong chương trình THPT (lớp 10, lớp 11 và ký 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên. (Trong đó điểm trung bình 5 học kỳ môn tiếng Anh đạt từ 7 điểm trở lên) và có hạnh kiểm xếp loại từ ”Khá” trở lên.

Đối với thí sinh đạt tổng điểm dưới 22.5 điểm được xác định theo công thức sau:

  • Điểm ưu tiên = Mức điểm ưu tiên x 4:3

Đối với thí sinh có tổng điểm chứng chỉ Tiếng Anh quy đổi và 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 22,5 trở lên được xác định theo công thức sau:

  • Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên  x 4:3

Hồ sơ nhập học của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội gồm những gì?

  1. Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển (sẽ được phát khi thí sinh đến làm thủ tục nhập học trực tiếp tại Trường Quốc tế)
  2. Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT (bản chính)
    Riêng thí sinh nhập học chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính cần bổ sung bản dịch tiếng Nga có công chứng Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  3. Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: 02 bản photocopy có công chứng, 02 bản photocopy thường và có bản chính để kiểm tra
    Riêng thí sinh nhập học chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính cần bổ sung bản dịch tiếng Nga có công chứng Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân
  4. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2022): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024
    Riêng thí sinh nhập học chương trình Quản trị Khách sạn, Quản lý, Song bằng Marketing, Song bằng Quản lý cần bổ sung bản dịch tiếng Anh có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản dịch tiếng Anh có công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thay thế.
    Riêng thí sinh nhập học chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính cần bổ sung bản dịch tiếng Nga có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT
  5. Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra
    Riêng thí sinh nhập học chương trình Quản trị Khách sạn, Song bằng – Marketing cần bổ sung bản dịch tiếng Anh có công chứng Học bạ THPT hoặc tương đương.
  6. Chứng chỉ tiếng Anh bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc IELTS 5.5 hoặc tương đương (nếu có): 02 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra
  7. Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng và 01 bản photocopy thường
  8. Hộ khẩu thường trú: 01 bản photocopy có công chứng. 01 bản photocopy thường và có bản chính để kiểm tra
  9. Bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác: bản chính
  10. Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có)
  11. Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có)
  12. Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú)
  13. Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự)
  14. 03 ảnh 3×4 và 02 ảnh 6×9, chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập học
  15. Thẻ BHYT gần nhất 01 bản photocopy và bản chính để kiểm tra

Kỳ thi ĐGNL của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội như thế nào?

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm và đáp ứng 1 trong các điều kiện về ngoại ngữ sau: (a) có kết quả môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) của kỳ thi TN THPT năm 2023 đạt tối thiểu 6,0/10 điểm hoặc (b) có kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn Ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật) bậc THPT đạt tối thiểu 7,0 điểm hoặc (c) có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.

Cấu trúc bài thi (gồm 3 phần)

  • Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
  • Phần 2 : Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút),
  • Phần 3 – Khoa học (Tự nhiên – Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).

Phương pháp chấm điểm 

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.

Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Kết luận

Qua một số thông tin tên, có thể dễ dàng tìm hiểu hơn về các phương thức xét tuyển đầu vào và nắm bắt điểm chuẩn của các ngành. Reviewedu hy vọng đã giúp ích cho các bạn hiểu rõ các yêu cầu xét học bạ của Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *