Thi KET (Key English Test) cần bao nhiêu điểm là đậu? Cách tính điểm thi KET như thế nào?

Thi KET cần bao nhiêu điểm là đậu

Kỳ thi KET là một trong những kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Anh phổ biến trên thế giới. Với chứng chỉ bằng cấp có giá trị trọn đời. Vậy chứng chỉ KET là gì? Thi KET (Key English Test) cần bao nhiêu điểm là đậu? Nếu quan tâm về kỳ thi này, các bạn hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu về cấu trúc bài thi và số điểm để nhận được chứng chỉ KET nhé! 

Chứng chỉ KET là gì? Có tác dụng gì?

KET (Key English Test) là chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ A2 sơ cấp trên khung đánh giá ngôn ngữ của CEFR (Common European Framework of Reference). Chứng chỉ dành cho đối tượng từ học sinh trung học cơ sở trở lên. Hoặc để hoàn tất hồ sơ xin visa định cư theo diện bảo lãnh tại Anh. 

Có hai hình thức thi chứng chỉ KET được tổ chức: Rrên máy tính và trên giấy.

Kỳ thi KET giúp các bạn thấy được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Từ đó có kế hoạch cho việc học tập hoặc có thể tham gia những kỳ thi ở cấp độ kế tiếp của Cambridge. Nếu thành công, thí sinh sẽ nhận được chứng chỉ của Hội đồng khảo thí của Đại học Cambridge.    

Cấu trúc bài thi chứng chỉ KET?

Phần thi đọc và viết – reading and writing

  • Thời lượng phần thi: 60 phút.
  • Tổng điểm của phần thi: 50%.
  • Phần thi Đọc: 5 phần – 30 câu hỏi. 
  • Phần thi Viết: 2 phần.
  • Có sự thay đổi về thứ tự các phần trong bài thi và ngắn hơn: 
    • Phần 1 (6 câu hỏi): Đọc hiểu 6 mẫu tin ngắn và mỗi mẫu tin có 3 câu văn liên quan đến mẩu tin đó. Chọn câu văn phù hợp với mẫu tin ứng theo đáp án A, B hoặc C. Mỗi câu đúng được 1 điểm. Phần mới so với trước đây là nối 5 câu văn với 8 bảng hiệu, ghi chú.
    • Phần 2 (7 câu hỏi): Đọc 3 đoạn văn ngắn có cùng chủ đề và 7 câu hỏi. Chọn các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên nội dung của 3 đoạn văn. Tương tự như cấu trúc phần 4 của bài thi cũ nhưng không còn là đáp án Đúng/Sai/Không đề cập nữa. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 3 (5 câu hỏi): Đọc bài đọc dài và chọn đáp án thích hợp ứng với A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên bài đọc. Tương tự như cấu trúc phần 4 của bài thi trước đây. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 4 (6 câu hỏi): Một đoạn văn có 6 chỗ trống, chọn các từ thích hợp ứng với đáp án A, B hoặc C để hoàn thành đoạn văn. Giống với phần 5 của bài thi cũ nhưng ngắn hơn. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 5 (6 câu hỏi): Một đoạn văn có 6 chỗ trống, điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 6 (1 câu hỏi): Viết một mẫu tin nhắn để trả lời theo thông tin cho sẵn. Tương tự như phần 9 bài thi trước đây nhưng thí sinh được viết 25 từ hoặc hơn, so với trước đây là giới hạn 25 đến 35 từ. Điểm tối đa của phần này là 15 điểm.
    • Phần 7 (1 câu hỏi): Viết một câu chuyện ngắn dựa trên 3 bức tranh cho sẵn, bạn phải viết từ 35 từ trở lên. Điểm tối đa của phần này là 15 điểm.

Phần thi nghe – listening

  • Thời lượng phần thi: 30 phút.
  • Tổng điểm của phần thi: 25%.
  • Cấu trúc phần thi tương tự như bài thi trước đây là 5 phần, 25 câu hỏi. Tuy nhiên thứ tự các phần thi có sự thay đổi.
    • Phần 1 (5 câu hỏi): Bạn sẽ được 5 đoạn ghi âm, trên đề bài sẽ có 3 bức tranh, chọn bức tranh ứng với đáp án A, B hoặc C dựa theo thông tin nghe được. Tương tự phần 1 của bài thi cũ. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 2 (5 câu hỏi): Nghe đoạn độc thoại dài, dùng thông tin nghe được để điền vào 5 chỗ trống trong mẩu tin hay ghi chú. Tương tự phần 5 bài thi trước đây. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 3 (5 câu hỏi):Nghe một đoạn đối thoại giữa 2 người. Chọn các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên thông tin nghe được. Tương tự phần 3 bài thi trước đây. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 4 (5 câu hỏi): Nghe 5 đoạn ghi âm ngắn khác nhau, độc thoại hoặc đối thoại, có tình huống, ngữ cảnh riêng. Chọn câu trả lời ứng với các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
    • Phần 5 (5 câu hỏi): Nghe một đoạn đối thoại dài giữa 2 người. Đề bài cho 2 cột từ, sử dụng 5 trong 8 từ (A – H) ở một cột để nối với 5 từ bên cột bên kia theo thông tin nghe được. Tương tự phần 2 bài thi trước đây. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần thi nói – speaking

  • Thời lượng phần thi: 8 – 10 phút.
  • Tổng điểm của phần thi: 25%.
  • Phần thi nói có 2 phần nhưng cách thức phần 2 có sự thay đổi. Có 2 thí sinh thi chung và có 2 giám khảo.
    • Phần 1 – Phỏng vấn (3 – 4 phút): Nói với giám khảo. Giám khảo sẽ chào hỏi và hỏi thí sinh về một số thông tin cá nhân (nghề nghiệp, sở thích, thói quen, hoạt động thường ngày) theo từng lượt.
    • Phần 2 – Hợp tác (5 – 6 phút): Hai thí sinh nói 1 về bức tranh với các gợi ý cho trước, trả lời câu hỏi chủ đề. Mỗi thí sinh lần lượt nói trong vòng 1 phút. Sau đó chọn 1 phương án tốt nhất. Trong phần nói, thi sinh cần so sánh, mô tả và thể hiện quan điểm.

Cách tính điểm thi KET như thế nào? Cân bao nhiêu điểm để đậu chứng chỉ KET? 

Điểm tổng bài thi chứng chỉ KET được chấm trên thang điểm của Cambridge:

  • Từ 82 – 99 điểm: Thí sinh không nhận được kết quả, chứng chỉ và chứng nhận theo khung tham chiếu châu Âu. 
  • Từ 100 – 119 điểm: Được nhận chứng chỉ tiếng Anh ở mức A1.
  • Từ 120 – 132 điểm (đạt Grade C – Pass): Thí sinh vượt qua kỳ thi và nhận được chứng chỉ A2 Key.
  • Từ 133 – 139 điểm (đạt Grade B): Nhận được chứng chỉ A2 Key. 
  • Từ 140 – 150 điểm (đạt Grade A): Thí sinh hoàn thành xuất sắc bài thi và nhận chứng chỉ B1. 

Bí quyết để đạt điểm cao trong kỳ thi chứng chỉ KET 

Đối với kỹ năng đọc 

  • Đọc kĩ yêu cầu của đề bài trước khi bắt tay vào làm bất kì phần nào
  • Không nên hấp tấp vội vàng.
  • Ôn tập kĩ các chủ đề từ vựng căn bản quen thuộc. Thực tế làm bài cho thấy thí sinh tự tin hơn; khi các văn bản trong đề bài không bao gồm từ mới. Do vậy, có vốn từ tiếng Anh phong phú luôn là thế mạnh của các thí sinh dự thi các bài thi kiểm tra năng lực tiếng Anh nói chung; và A2 Key/ KET nói riêng.
  • Nếu gặp từ mới trong bài thi, đừng nên lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể đoán nghĩa các từ này dựa vào ngữ cảnh.
  • Nắm chắc ngữ pháp ở cấp độ A2
  • Thực hành làm các bài tập luyện tập trình độ A2 thường xuyên.

Đối với kỹ năng viết 

  • Tập viết tin nhắn/email bằng tiếng Anh cho bạn bè, người thân… và nhờ họ hồi đáp.
  • Luyện tập viết các văn bản với các mục đích: cung cấp thông tin, mời đến dự sự kiện, cảm ơn, xin lỗi, hoặc đưa ra một đề nghị nào đó.
  • Tập viết văn bản dài tối thiểu 25 từ để có hình dung về văn bản ở độ dài này.
  • Tìm những tranh trong sách giáo khoa hoặc trên Internet minh họa cho một câu chuyện nào đó để luyện tập viết chuyện dựa theo tranh. Viết tối thiểu 35 từ để có hình dung về văn bản ở độ dài này
  • Tham khảo câu trả lời phần thi viết Writing mẫu để biết những đoạn văn bản “đạt chuẩn” ở phần này có những đặc điểm gì
  • Luyện tập viết văn bản có bấm giờ như trong bài thi.
  • Trong Part 7, hãy viết nháp những gì bạn nhìn thấy trong 3 bức tranh. Sau đó sắp xếp các ý và chú ý thì sử dụng trong các câu. Điểm quan trọng của phần này là bạn phải miêu tả đầy đủ cả ba bức tranh cho trước.
  • Sắp xếp các ý mạch lạc và chuyển ý bằng cách sử dụng các từ nối như “so,” “and,” “because,” “but,” v..v
  • Luôn luôn kiểm tra chính tả, ngữ pháp và từ vựng để đảm bảo văn bản hoàn thiện mạch lạc về ý tứ với bố cục trình bày chỉn chu và rõ ràng. 

Đối với kỹ năng nói 

  • Nên học theo bảng phiên âm IPA, thực hành thường xuyên kết hợp với luyện nghe nhiều để cải thiện kỹ năng nói của mình.
  • Việc học từ vựng là một quá trình lâu dài cần kết hợp với ôn luyện và thực hành để ghi nhớ. Bù lại, từ vựng càng nhiều bạn càng tự tin bước vào kỳ thi và ghi điểm với giáo viên chấm thi.
  • Hãy tích cực học thêm ngữ pháp, bên cạnh những câu trả lời đơn giản, hãy cho giám khảo thấy bạn có thể sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu trong tiếng Anh.
  • Trong phần thi cặp, hãy cố gắng phối hợp ăn ý với bạn thi, tận dụng cơ hội để nói cũng như khuyến khích bạn cùng thi nói. Tránh chen ngang khi bạn chưa nói hết câu để bạn có thể hoàn thành phần của mình tốt nhất.
  • Làm quen dần với các đề thi trước đó, đề mẫu để làm quen dần với dạng đề, luyện phản xạ nhanh hơn.

Đối với kỹ năng nghe 

  • Sau khi hoàn thành một phần thi, hãy nhanh chóng chuyển sang phần kế tiếp và đọc câu hỏi để sẵn sàng trả lời, hơn là lo lắng cho phần thi vừa kết thúc.
  • Cố gắng nghe được những từ khóa hoặc từ đồng nghĩa với từ có trong câu hỏi sẽ giúp thí sinh xác định được câu trả lời, đặc biệt khi người nói thể hiện ý kiến và lòng tin.
  • Sau khi hoàn thành phần thi nghe thứ hai, nếu như còn câu hỏi nào chưa chắc chắn, hãy chọn đáp án phù hợp hơn và chuyển sang phần kế tiếp. Cách này sẽ giúp giữ được sự bình tĩnh và tinh thần lạc quan. Nếu có thời gian, các có thể quay lại kiểm tra những câu hỏi này bất cứ lúc nào.

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỳ thi KET. Cách tính điểm cũng như thi KET cần bao nhiêu điểm là đậu mà Reviewedu.net tổng hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn khi muốn đăng ký thi KET. Chúc các bạn thành công! 

Xem thêm:

Học sinh cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? Những giải pháp để bảo vệ nguồn nước

Là học sinh em cần phải làm gì? Những điều học sinh có thể làm để đóng góp cho xã hội

Chữ tín quan trọng như thế nào? Học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì?

Đi học Đại học cần mang theo những gì? Những vật dụng cần thiết dành cho sinh viên

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *