Nhân viên kỹ thuật R&D là vị trí được khá nhiều người đặt mục tiêu hướng đến. Đây là chức vụ nắm quyền đảm nhiệm và điều hành bộ phận nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới của doanh nghiệp. Vậy công việc cụ thể của một lập trình viên Nhân viên kỹ thuật R&D là gì? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!
Nhân viên kỹ thuật R&D là gì?
Nhân viên kỹ thuật R&D là những người đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu các sản phẩm mới và công nghệ mới để đáp ứng những yêu cầu mà thị trường đang đặt ra cũng như các chiến lược để phát triển một doanh nghiệp.
Nhân viên kỹ thuật R&D làm những công việc gì?
Dưới đây là một số công việc một nhân viên kỹ thuật R&D sẽ đảm nhận:
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D)
- Vị trí R&D này chuyên thực hiện các công việc liên quan đến khách hàng và thị trường để phát triển các sản phẩm mới cũng như cải tiến các sản phẩm cũ. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng của sản phẩm, cắt giảm tối đa chi phí, thời gian sản xuất nhằm mang lại doanh số cho doanh nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D)
- Các kỹ sư công nghệ R&D sẽ tiến hành áp dụng công nghệ vào việc phát triển và tối ưu sản phẩm để tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo về mặt giá thành.
Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D)
- Bao bì cũng là một yếu tố tạo nên sự thu hút với người tiêu dùng. R&D sẽ tạo ra các chất liệu và kiểu dáng của bao bì cũng như các phương thức đóng gói bao bì một cách tối ưu nhất nhằm tạo sự thu hút cho khách hàng và tăng lượt tiêu thụ của sản phẩm.
Nghiên cứu và phát triển quy trình (Process R&D)
- Với vị trí này, nhân viên R&D sẽ làm các nhiệm vụ cải tiến và nghiên cứu quy trình sản xuất cũng như vận hành tại một doanh nghiệp. Ngoài ra, phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng thành phẩm, tăng năng suất, tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí.
Triển vọng phát triển của ngành R&D trong tương lai như thế nào?
Triển vọng của ngành R&D ở Việt Nam hiện nay cực kỳ cao và chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh. Như: Samsung, Vinamilk, Viettel, LG, Panasonic,… là các doanh nghiệp có bộ phận R&D xây dựng trên mô hình đạt chuẩn thế giới.
Hiện nay, cơ hội việc làm đối với ngành nghề này rất phổ biến. Rất nhiều công ty và tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở lĩnh vực này. Bởi hầu hết ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đều phải liên tục đưa ra các thiết kế cũng như sản phẩm mới để ra mắt thị trường nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư R&D luôn rộng mở và đòi hỏi yêu cầu cao.
Mức lương của Nhân viên kỹ thuật R&D là bao nhiêu?
Mức lương nhân viên R&D trung bình từ 6 – 15 triệu/ tháng. Tuỳ năng lực, kinh nghiệm và quy mô công ty mà họ làm. Mức lương của nhân viên R&D trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông có thể lên tới 25 – 30 triệu/tháng.
Những kỹ năng cần có của Nhân viên kỹ thuật R&D gồm những gì?
Để trở thành một nhân viên kỹ thuật R&D bạn cần có những kiến thức và kỹ năng sau:
Kiến thức chuyên môn vững
- Đây là yêu cầu cơ bản khi làm nhân viên R&D khi nghiên cứu và phát triển sản phẩ. Vì họ là những người nghiên cứu các sản phẩm mới, phát triển và nâng cấp các sản phẩm. Nếu kiến thức không vững vàng, có thể tạo ra những sản phẩm không đạt chuẩn, không hợp thị hiếu.
Kỹ năng giao tiếp
- Nhân viên R&D thường không làm việc độc lập mà làm việc với những nhân viên R&D khác. Nên kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết để nhân viên R&D có thể trao đổi, thảo luận về công việc tốt hơn.
Khả năng chịu đựng áp lực công việc
- Tuy làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp nhưng nhân viên R&D cũng không tránh khỏi những áp lực, căng thẳng mà công việc mang đến. Vì họ có thể sẽ được yêu cầu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm trong một thời gian nhất định. Thậm chí là theo yêu cầu của đối tác của công ty. Có lẽ mọi người đều biết việc chạy deadline là rất căng thẳng nên công việc nhân viên R&D.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!