Nhân viên Giám sát vận hành là gì? Làm những công việc gì? Mức lương là bao nhiêu?

Trên thực tế, nhân viên giám sát vận hành là vị trí nhân sự không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là với công ty sản xuất hoặc các tập đoàn lớn có nhiều bộ phận. Họ chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hoạt động hàng ngày của một nhóm nhỏ. Vậy thông tin công việc và cơ hội như thế nào, hãy cùng ReviewEdu theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nhân viên giám sát vận hành là gì?

Nhân viên giám sát vận hành được biết đến là những đối tượng hỗ trợ quản lý tiến hành các công việc. Họ điều phối và  theo dõi về tình hình công việc đối với nhân viên cấp thấp hơn. Từ đó đạt hiệu quả và năng suất cho công việc được bảo đảm. Trong các doanh nghiệp thì giám sát viên là một bộ phận quan trọn. Đặc biệt là đối với các công ty hay doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất.

Nhân viên giám sát vận hành là gì?
Nhân viên giám sát vận hành là gì?

Khi công việc giám sát là nhiệm vụ được giao thì họ cần phải theo dõi kiểm soát. Theo dõi các nhân viên thuộc bộ phận hay nhóm mình giám sát để hướng dẫn và đốc thúc họ. Giúp họ có thể làm việc một cách tập trung nhất và có thể làm công việc hoàn thành mục tiêu so với kế hoạch đưa ra từ ban đầu.

Công việc của Nhân viên giám sát vận hành là gì?

Tuỳ vào từng bộ phận, quy mô công ty, họ có thể thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, công việc chính của họ gồm có:

  • Giúp nhóm/bộ phận hiểu các mục tiêu hiệu suất. Từ đó thực hiện công việc theo đúng tiêu chuẩn, quy định để thực hiện mục tiêu đó.
  • Đào tạo hoặc đảm bảo rằng người lao động được đào tạo đúng hướng cho các vai trò cụ thể.
  • Lên lịch cho giờ giấc và ca làm việc.
  • Phối hợp luân chuyển công việc và đào tạo chéo.
  • Chia sẻ, cập nhật những thay đổi trong chính sách công ty, kết quả tài chính và mục tiêu mới với các thành viên trong nhóm.
  • Hỗ trợ giải quyết các trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như vấn đề về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng.
  • Xác định và giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc. Ví dụ như trường hợp nhân viên đi làm muộn hoặc vắng mặt.
  • Chuẩn bị tài liệu và báo cáo gửi lên quản lý cấp cao hơn.
  • Hỗ trợ các hoạt động tuyển dụng và sa thải.
  • Đưa ra phản hồi, cả tiêu cực và những đánh giá mang tính xây dựng tích cực.
  • Đảm bảo nhân viên đều nỗ lực và được định hướng. Hỗ trợ kịp thời để đáp ứng mục tiêu doanh số, hiệu suất công việc.
  • Đưa ra hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới.
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Những điều kiện ứng tuyển công việc Giám sát vận hành là gì?

Để tìm việc làm Giám sát vận hành thành công cũng như phát triển tốt hơn trong nghề. Các ứng cử viên cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

  • Để đạt được vị trí này, đầu tiên bạn phải có trình độ chuyên môn vững vàng. Hầu hết các nhà tuyển dụng quản lý vận hành đều yêu cầu ứng viên có bằng Đại học trở lên. Kiến thức thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị doanh nghiệp hay ngành đào tạo liên quan khác.

Khả năng tin học

  • Tính chất công việc yêu cầu người làm phải đọc hiểu bản vẽ, quy trình kỹ thuật, làm việc với đối tác nước ngoài hay cần cập nhật thông tin vận hành quốc tế,… Tất cả những nhiệm vụ này đều yêu cầu ứng viên cần thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh nghe – nói – đọc – viết và am hiểu về tin học.

Khả năng ngoại ngữ

  • Với các doanh nghiệp của Hàn, Nhật, Trung,… Hoạt động ở Việt Nam còn ưu tiên ứng viên biết thêm ngoại ngữ tương ứng. Bạn hãy chú trọng nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.

Những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc Giám sát vận hành là gì?

Để có thể đảm nhiệm tốt công việc được giao, bạn cần phải có một vài kỹ năng cần thiết như:

Kỹ năng lãnh đạo

  • Để ứng tuyển thành công, bạn phải có tố chất của một nhà lãnh đạo tài ba. Một người quản lý vận hành giỏi sẽ lãnh đạo chuyên nghiệp rất nhiều vị trí khác nhau. Chẳng hạn như đội ngũ nhân sự, xử lý xung đột xảy ra, đảm bảo được quá trình vận hành. Có như thế, bộ máy doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả công việc cao nhất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

  • Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Và họ là người đứng đầu phải trực tiếp đứng ra xử lý. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ giúp người làm vị trí này nhanh nhạy phát hiện nguyên nhân để xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra. Bạn cần có một cái đầu lạnh, bản lĩnh và tư duy logic để giải quyết mọi vấn đề một cách tỉnh táo, hiệu quả nhất.

Kỹ năng giao tiếp, tạo động lực

  • Đây là kỹ năng quan trọng và tạo lợi thế giúp bạn duy trì, phát triển bền vững những mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng cùng các bên liên quan. Để có được kỹ năng này, ứng viên cần lắng nghe tích cực để giao tiếp tốt hơn.

Có trách nhiệm

  • Khối lượng công việc vị trí này rất lớn. Họ luôn phải chịu trách nhiệm cho các quyết định quan trọng. Tinh thần trách nhiệm cao sẽ thúc đẩy bản thân họ nỗ lực không ngừng để đảm bảo chất lượng công việc.
Những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc Giám sát vận hành là gì?
Những kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm công việc Giám sát vận hành là gì?

Mức thu nhập của Nhân viên Giám sát vận hành là bao nhiêu?

Nếu như công việc giám sát viên bạn đã hiểu rõ thực chất là gì thì cũng phần nào hình dung được trách nhiệm và các áp lực cần phải gánh vác dành cho mỗi giám sát viên. Mặc dù vậy trách nhiệm lớn trong bất kỳ công việc nào thì cũng gắn liền với việc được hưởng một chế độ đãi ngộ tốt. 

Mức thu nhập của giám sát viên dao động 1 tháng từ 10 cho đến 15 triệu đồng bên cạnh đó còn có các chế độ thưởng riêng hay các khoản phụ cấp. Kèm theo đó vào quy mô doanh nghiệp còn tùy thuộc vào mức thu nhập để các giám sát viên với nhau có sự chênh lệch.

Đối với những người có chuyên môn tốt hay đã có kinh nghiệm thì một tháng có thể nhận 20 triệu đồng. Kèm theo đó thì cũng sở hữu cơ hội thăng tiến mở rộng trong tương lai của một giám sát viên để tăng thêm khả năng quản lý và làm việc hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Reviewedu về công việc giám sát vận hành là gì? Đừng quên theo dõi những bài viết khác để không bỏ lỡ những công việc hấp dẫn. Tham khảo để có thể lựa chọn cho bản thân một công việc phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *