Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên

Trong những thập niên vừa qua, sự bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã tạo ra những áp lực nặng nề lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như chúng ta đã biết TNTN hay những gì mà trái đất ban tặng là hữu hạn. Vì thế nếu chúng ta sử dụng chúng một cách bừa bãi mà không có kế hoạch bảo vệ và duy trì thì những tài nguyên này sẽ cạn kiệt một cách nhanh chóng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng về ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (KTTNTN), ngành được tạo ra với nhiệm vụ phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên một cách tối ưu và bền vững.

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là học gì?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (tiếng Anh: Environmental and Resource Economics) là một ngành khoa học nghiên cứu sự tương tác giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường; nghiên cứu cách thức khai thác, sử dụng tối ưu, bền vững nguồn TNTN và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động kinh tế.

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên
Ngành học này bao gồm những gì?

Đến với ngành KTTNTN, sinh viên sẽ có khả năng phân tích kinh tế các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các dự án về tài nguyên và môi trường, các chính sách môi trường và quản lý tài nguyên các cấp, các chính sách thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó sinh viên còn được phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của môi trường làm việc.

Các khối thi vào ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì?

Các trường đào tạo ngành KTTNTN thường xét tuyển những khối thi sau đây:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • Khối C07: Vật Lý, Ngữ văn, Lịch sử
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành này trong năm 2020 khoảng từ 15 đến 21,5 điểm. Các cơ sở đào tạo sẽ đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau và sẽ có sự thay đổi theo từng năm học.

Trường nào đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên?

Hiện nay, trên cả nước có một số trường đại học đào tạo ngành KTTNTN như sau:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?

Nếu bạn muốn học tập và gắn bó công tác lâu dài trong ngành, bạn sẽ cần có những phẩm chất sau đây:

  • Có đạo đức và nhân phẩm tốt

Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam khiến cho chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên sẵn có. Từ đó dẫn đến nhiều cá nhân và doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế mà không màng đến những tác động xấu mà mình gây ra cho môi trường. Do đó, người làm trong ngành KTTNTN cần có đạo đức và nhân phẩm tốt để có cái nhìn đúng đắn, khách quan trước những hành vi sai trái.

  • Có đam mê với nghề 

Sự đam mê và nhiệt huyết với nghề chính là điều các bạn cần tới trong lĩnh vực này. Bởi nếu bạn không có niềm đam mê làm động lực thì việc bỏ dở giữa chừng là không thể tránh khỏi trước những áp lực và khó khăn do tính chất đặc thù của công việc thuộc ngành này.

  • Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài

Sức khỏe và tri thức chính là hai tài sản quý giá nhất của con người. Nếu bạn đã nắm vững các kiến thức chuyên môn nhưng lại thiếu đi sức khỏe để có thể cống hiến những giá trị và làm việc lâu dài trong ngành thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc. Hãy bắt đầu rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt để có thể theo đuổi công việc mơ ước của mình tại ngành KTTNTN bạn nhé.

Học Kinh tế tài nguyên thiên nhiên cần giỏi những môn gì?

Như các ngành thuộc nhóm kinh tế thì môn Toán chính là một trong những môn tiêu biểu giúp bạn nâng cao khả xét tuyển vào ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó trong quá trình học tập, việc nắm vững kiến thức môn Toán còn giúp bạn hoàn thành tốt các học phần trên lớp. Ngoài ra, khoa KTTNTN của một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển khối C, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Toán. 

Cơ hội việc làm dành cho ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

Một số vị trí công việc chuyên ngành mà sinh viên tốt nghiệp có thể thử sức đó là:

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Chuyên gia phân tích và xây dựng các chính sách quản lý kinh tế, tài nguyên môi trường tại các cơ quan nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • Chuyên viên, cán bộ ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, ban quản lý vườn quốc gia, quản lý di sản thiên nhiên, quản lý các dự án tài nguyên và môi trường
  • Chuyên viên quản lý tại các bộ phận kinh tế, kế hoạch, thị trường tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan tới tài nguyên môi trường
  • Cán bộ quản lý dự án tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các dự án bảo tồn tài nguyên và sử dụng bền vững tài nguyên, thiên nhiên môi trường
  • Giảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường
  • Chuyên viên định giá tại ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan tới hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Mức lương của người làm Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là bao nhiêu?

Nhìn chung mức lương trong ngành KTTNTN đối với những sinh viên mới ra trường sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu mỗi tháng. Đối với những người đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm, thu nhập nhận được sẽ là 7 – 10 triệu/tháng. Và trên 13 triệu/tháng đối với những người có từ 4 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc.

Kết luận

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một trong những ngành được được đánh giá cao bởi ý nghĩa và giá trị mà nó mang lại. Bởi lẽ hiện nay tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị khai thác quá mức và môi trường ngày càng bị ô nhiễm do các lợi ích kinh tế. Ngành KTTNTN không chỉ được chú trọng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội mà còn là công cụ đào tạo ra nhân lực chất lượng có thể sử dụng tối ưu và bền vững tài nguyên thiên nhiên môi trường.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *