Ngành Công nghệ truyền thông là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Công nghệ truyền thông

Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, nhu cầu sử dụng công nghệ trong việc tuyên truyền, quảng bá cũng ngày một tăng. Mọi doanh nghiệp và công ty đều cần có một đội ngũ truyền thông được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Điều này tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông. Vậy thì ngành Công nghệ truyền thông là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Ngành Công nghệ truyền thông là học gì?

Ngành Công nghệ truyền thông
Ngành Công nghệ truyền thông là gì?

Công nghệ truyền thông là sự ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào các lĩnh vực về truyền thông. Vì vậy, đây là ngành học nghiên cứu về hoạt động tổ chức và quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, các chương trình phát thanh/truyền hình, phim quảng cáo, v.v. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như Thiết kế web, Xây dựng chương trình truyền hình, Truyền thông tiếp thị tích hợp, Truyền thông quốc tế, v.v

Các khối thi vào ngành Công nghệ truyền thông là gì?

Các cơ sở đào tạo ngành học này thường xét tuyển các khối sau đây:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ văn
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán Học, Hóa Học
  • Khối C04: Ngữ văn, Toán Học, Địa Lý
  • Khối C15: Ngữ văn, Toán Học, GDCD
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh
  • Khối D02: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nga
  • Khối D10: Toán Học, Địa Lý, Hóa Học
  • Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Khối D15: Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh

Điểm chuẩn thi vào ngành Công nghệ truyền thông là bao nhiêu?

Các cơ sở đào tạo thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG, xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 – 22 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt khoảng 650 điểm.

Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ truyền thông?

Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông trên cả nước:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghệ thông tin và Truyền Thông Thái Nguyên
  • Đại học Hòa Bình

Khu vực miền Trung

  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
  • Đại học Hoa Sen

Công nghệ truyền thông gồm những chuyên ngành nào?

Tại các cơ sở đào tạo, ngành Công nghệ truyền thông thường được chia ra thành 2 chuyên ngành sau:

  • Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông

Một sản phẩm truyền thông đúng nghĩa phải trải qua rất nhiều giai đoạn trước khi đến được với khán giả. Mục tiêu của ngành Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông là đào tạo nên đội ngũ vừa nắm vững quy trình này vừa sử dụng thuần thục các nền tảng kỹ thuật để sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông.

  • Kinh doanh sản phẩm truyền thông

Chuyên ngành này chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dựa trên nền tảng kiến thức tích hợp, áp dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh sản phẩm truyền thông trong thực tế.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Để biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành Công nghệ truyền thông
Liệu đây có phải là ngành học phù hợp với bạn?
  • Có óc sáng tạo, tinh thần cầu tiến và ham học hỏi
  • Bản lĩnh, tự tin, nhanh nhạy
  • Có niềm đam mê với ngành học
  • Sử dụng ngoại ngữ thành thạo, lưu loát
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt
  • Khả năng tư duy phản biện
  • Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
  • Tính kiên trì và nghiêm túc
  • Kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực
  • Khả năng nắm bắt các xu hướng trong cuộc sống

Học ngành Công nghệ truyền thông cần giỏi môn gì?

Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Hầu hết các cơ sở đào tạo đều xét tuyển bằng các khối C và D. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành này thì bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ Văn và Ngoại Ngữ. Bên cạnh đó, một số trường cũng xét tuyển bằng các khối A00, A01 và A16. Vì thế, nếu bạn muốn theo học ngành này nhưng không tự tin với khối C và D, bạn có thể lựa chọn xét tuyển bằng các môn khoa học tự nhiên.

Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ truyền thông như thế nào?

Nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tuyên truyền và quảng bá đã có từ lâu. Tuy nhiên, ngành Công nghệ truyền thông chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học cách đây vài năm. Điều này cũng có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp không cần phải quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau đây là một số vị trí công việc tham khảo:

Ngành Công nghệ truyền thông
Sinh viên chuyên ngành này có cơ hội việc làm ra sao?
  • Chuyên viên điều phối và quản lý sản xuất sản phẩm
  • Biên tập viên
  • Phóng viên
  • Chuyên viên Marketing 
  • Chuyên viên tổ chức hoạt động truyền thông
  • Chuyên viên PR
  • Giảng viên 

Mức lương dành của ngành Công nghệ truyền thông như thế nào?

Đi cùng với thị trường việc làm sôi động và đa dạng của ngành Công nghệ truyền thông là mức lương vô cùng hấp dẫn. Sau một vài năm làm việc trong ngành này, thu nhập của bạn có thể tăng gấp vài lần so với khi mới ra trường. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một vài vị trí trong lĩnh vực này:

  • Chuyên viên điều phối và quản lý sản xuất – 33 triệu đồng/tháng
  • Biên tập viên – 25 triệu đồng/tháng
  • Phóng viên – 25 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên Marketing – 15 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên tổ chức hoạt động truyền thông – 20 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên PR – 25 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng

Sinh viên được học môn nào khi chọn Ngành Công nghệ truyền thông

Các bạn được trang bị lượng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông. Cụ thể như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia…). Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được trau dồi kỹ năng quản trị sản xuất và phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông. Đồng thời được tiếp cận với việc nghiên cứu thị hiếu, lập kế hoạch truyền thông, Marketing,…
Ngoài ta, còn một số môn học khác như: Truyền thông đa phương tiện, Quản trị truyền thông Marketing tích hợp, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xây dựng chương trình Truyền hình, Xuất bản Truyền thông, Kỹ xảo Điện ảnh số – Digital FX,…

Kết luận

Có thể nhận định rằng, đây là một trong những ngành học mang lại khá nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc bởi nó luôn đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Đây cũng là một ngành có tính cạnh tranh cao bởi ngành này luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng. Để tồn tại và phát triển trong ngành, bạn phải luôn tìm tòi và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vào hoạt động truyền thông. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt và cập nhật các xu hướng mới trong và ngoài nước.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *