Ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là gì? Thi khối gì? Có dễ xin việc không?

Ngành Bảo tồn di sản kiến trúc - đô thị

Ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là một ngành học chưa nhận được nhiều sự chú ý của các bạn trẻ. Tuy nhiên với những bạn đam mê kiến trúc và yêu thích những giá trị di sản sẽ phù hợp với ngành học này. Đây là ngành học đòi hỏi kỹ năng chuyên môn tốt cũng như các kỹ năng mềm cũng cần phát huy tối đa để đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu như bạn đang tìm hiểu về ngành học này thì hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là gì?

Ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị (Mã ngành: 7580111) là ngành đào tạo kết hợp hai mảng kiến trúc và đô thị nhằm mục đích đào tạo ra đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp để bảo tồn những khu di sản quý báu còn tồn tại; góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phát triển của đô thị trong tương lai.

Chương trình giúp người học hiểu rõ về công tác bảo tồn trùng tu các công trình kiến trúc di sản, hoạch định chiến lược phát triển đô thị như: cư dân đô thị, phát huy di sản, kinh tế, đất đai, cơ sở hạ tầng, quy hoạch, kiến tạo môi trường văn hóa đô thị… thông qua di sản, xây đắp những mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua việc bảo tồn các khu di sản văn hóa, kết nối văn hóa với các đô thị di sản.

Các khối thi vào ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là gì?

Hiện tại chưa có thông tin các khối thi vào ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.

Trường nào đào tạo ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị?

Hiện tại chưa có thông tin các trường đào tạo ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.

Sinh viên học ngành này được trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết của một kiến trúc sư Bảo tồn trong việc thiết kế kiến trúc, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản; khả năng nghiên cứu lập dự án quy hoạch bảo tồn các khu di sản văn hóa thế giới; lập dự án bảo tồn, thi công trùng tu các công trình di tích kiến trúc và tôn tạo cảnh quan di sản. Tìm hiểu những kiến thức nền tảng về di sản kiến trúc Việt Nam và Thế giới; hiểu và áp dụng được phương pháp luận nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc, tổ chức và thực hiện các dự án nghiên cứu bảo tồn di sản.

Ngoài những môn học đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về những vấn đề xây dựng và quản lý đô thị qua nhiều môn học chuyên ngành: Lý thuyết và thực hành quy hoạch đô thị, Hệ thống thông tin địa lý – GIS, Thiết kế đô thị, Nhà ở và quản lý nhà ở, Quản lý môi trường đô thị, Quản lý nhà nước về đô thị,… 

Liệu bạn có phù hợp với ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị hay không?

Theo định hướng đào tạo của đơn vị, cử nhân ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đô thị học, có tư duy về khoa học, năng động, sáng tạo, có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ, nêu cao ý thức trách nhiệm cộng đồng và tác phong của một thị dân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0; những kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tư vấn phát triển đô thị bền vững, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch đô thị và quản lý các dự án phát triển đô thị;…

Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc với vị trí kiến trúc sư tại: 

  • Các trung tâm bảo tồn di sản văn hóa trong nước và trong khu vực
  • Các bảo tàng cấp Tỉnh hoặc cấp Trung ương
  • Có thể học lên cao hơn và làm công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo về bảo tồn di sản kiến trúc và quản lý đô thị và dự án
  • Đảm nhiệm các vai trò tư vấn; điều phối; quy hoạch về kinh tế – xã hội; thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị; xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án; giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch vùng và đô thị;… 
  • Làm việc trong các cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương
  • Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở, văn phòng…

Mức lương ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị như thế nào? 

Mức lương của ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị phụ thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và cơ sở làm việc của từng cá nhân. Thông thường, mức lương trung bình cho ngành này là từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. 

Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của ReviewEdu.net về ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *