Kỹ sư xây dựng cầu đường là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kỹ sư xây dựng cầu đường là bao nhiêu?

kỹ sư xây dựng cầu đường

Xây dựng là một trong số ít những ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng hàng năm. Tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường của lĩnh vực này luôn cao và ổn định. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu kỹ hơn về công việc của một kỹ sư xây dựng cầu đường. Cơ hội thăng tiến và mức lương trong tương lai để có thêm những gợi ý khi chọn ngành nhé!

Kỹ sư xây dựng cầu đường là gì?

Họ là người phụ trách phần kỹ thuật của các công trình xây dựng đường giao thông, cầu đường bộ,… Đảm nhận từ khâu nghiên cứu, tư vấn và thiết kế cho tới giám sát thi công tại hiện trường, quản lý và cuối cùng là nghiệm thu. 

Kỹ sư xây dựng cầu đường là gì?
Kỹ sư xây dựng cầu đường là gì?

Kỹ sư xây dựng cầu đường làm những công việc gì?

Tùy theo từng cấp bậc, kinh nghiệm và đặc thù của dự án mà công việc của một kỹ sư cầu đường sẽ không giống nhau. Dưới đây là bản mô tả chi tiết công việc theo từng giai đoạn của một công trình.

Nghiên cứu, tư vấn và thiết kế công trình

  • Phối hợp với kỹ sư địa chất khảo sát yếu tố địa chất, địa hình của nơi thực hiện công trình. Tiến hành thu thập và đo lường các thông số địa chất trong hồ sơ khảo sát địa chất. Như là: mô đun biến dạng (E), dung trọng tự nhiên, lục dính (C), độ sệt (IL), hệ số rỗng (e),…
  • Triển khai dự án nghiên cứu kỹ thuật và tính khả thi dựa trên các thông số địa chất thu thập được.
  • Phối hợp với kỹ sư kết cấu xây dựng, kỹ sư thiết kế lên phương án thiết kế và bản vẽ. Bắt tay và thực hiện thiết kế cho công trình.
  • Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dự án thiết kế.

Chịu trách nhiệm kỹ thuật hiện trường và giám sát thi công

  • Kỹ sư xây dựng cầu đường sẽ xác định quy mô và ước tính vật tư, máy móc, nhân công.
  • Họ xây dựng phương án thi công, bản vẽ thi công chi tiết cho các hạng mục và nhà thầu.
  • Lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và giám sát thi công. Đảm nhận các hạng mục theo hồ sơ thiết kế, bản vẽ thiết kế và bản vẽ thi công.
  • Phối hợp với kỹ sư hiện trường và kỹ sư công trình. Chịu trách nhiệm kỹ thuật tại hiện trường thi công, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác thi công, đánh giá chất lượng vật tư,…
  • Đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, đúng khối lượng hạng mục và tuân thủ các quy định an toàn lao động. Sai phạm thì cần nhanh chóng đề xuất phương án xử lý và báo cáo ban chỉ huy công trình.

Quản lý, nghiệm thu và một số công việc khác

  • Kỹ sư xây dựng cầu đường sẽ quản lý các đội nhóm thi công, nhà thầu phụ, kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng.
  • Xác nhận khối lượng công việc và làm dự toán, thanh toán cho đội nhóm theo định kỳ.
  • Thực hiện nghiệm thu công trình nội bộ, nghiệm thu tư vấn giám sát. Cuối cùng là nghiệm thu cuối theo các tiêu chuẩn đề ra. 
  • Phối hợp với các bên liên quan lập biên bản nghiệm thu công trình.
  • Một số công việc khác theo sự sắp xếp của ban chỉ huy công trình.

Cơ hội công việc của Kỹ sư xây dựng cầu đường trong tương lai như thế nào?

Xây dựng cầu đường luôn thuộc nhóm những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm. Do đó cơ hội công việc dành cho sinh viên mới ra trường luôn rộng mở. Để trở thành một kỹ sư xây dựng, ứng viên cần có bằng tốt nghiệp hệ kỹ sư của các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kỹ thuật công trình, có sức khỏe tốt và có thể đi công tác.

Kỹ sư xây dựng cầu đường có dễ xin việc không?
Kỹ sư xây dựng cầu đường có dễ xin việc không?

Mức thu nhập của Kỹ sư cầu đường là bao nhiêu?

Do công việc có hàm lượng chuyên môn cao và thường phải đi công tác, đi hiện trường. Mức lương kỹ sư xây dựng cầu đường tại Đà Nẵng, Hà Nội hay TP.HCM khá cao. Mức thu nhập dao động từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Trung bình tại các địa phương khác cũng từ ít nhất 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng tùy theo quy mô doanh nghiệp và từng công trình. Với kỹ sư từ 3-5 năm kinh nghiệm, có trình độ ngoại ngữ, mức lương có thể tăng lên.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Kỹ sư xây dựng cầu đường. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này để tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *