Kỹ sư công trình là gì? Những kỹ năng cần có của một Kỹ sư công trình gồm những gì?

Kỹ sư công trình là một vị trí thường dùng trong ngành xây dựng. Vậy kỹ sư cơ khí công trình? Hãy cùng ReviewEdu hiểu rõ hơn về vị trí ngành nghề này qua bài viết sau đây nhé.

Kỹ sư công trình là gì?

Kỹ sư công trình hay còn có tên gọi khác là Site Engineer. Nhiệm vụ chính của một kỹ sư công trình đó là giám sát và theo dõi tiến độ hoàn thành của công trình đúng với kế hoạch và thiết kế đặt ra trước đó.

Người kỹ sư công trình sẽ dùng khả năng tính toán, tư duy của mình. Để biến những bản thiết kế trên giấy thành những ngôi nhà. Hay công trình đô thị mà chúng ta thấy trong đời sống hằng ngày.

Kỹ sư công trình là gì?
Kỹ sư công trình là gì?

Hiện nay, có rất nhiều vị trí kỹ sư công trình mà bạn có thể chọn lựa. Như: Kỹ sư công trình đô thị, kỹ sư công trình quân sự, kỹ sư công trình thủy lợi …

Kỹ sư công trình làm những công việc gì?

Xét về phương diện chung thì các kỹ sư công trình thường đảm nhận các công việc như:

  • Dựa trên báo cáo điều tra về địa hình để phân tích. Và lên kế hoạch triển khai xây dựng.
  • Đánh giá, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng.
  • Kiểm tra đất, địa hình khu vực, các chất liệu xây dựng và vật liệu phù hợp cho từng công trình.
  • Khảo sát mức độ thực hiện để chỉ đạo công nhân làm việc.
  • Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro và tính ước lượng nguồn vốn và nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng.
  • Xử lý các vấn đề trong quá trình điều hành tại công trường.

Những kỹ năng cần có của một Kỹ sư công trình gồm những gì?

Mỗi một công việc đều cần bạn phải có những kỹ năng phù hợp để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Đối với kỹ sư công trình cũng vậy, cụ thể sẽ cần có các kỹ năng như:

Đọc bản thiết kế

Đây được xem là kỹ năng mà bất kỳ kỹ sư công trình nào cũng cần biết. Bởi lẽ, thông qua bản vẽ mà các kỹ sư có thể thể hiện được hết ý tưởng mà kiến trúc sư muốn truyền tải. Biến nó thành những công trình hoàn hảo.

Dự toán ngân sách

Bên cạnh việc biết đọc bản vẽ thì kỹ sư công trình. Cần biết tính toán số liệu nhân công và lượng vật liệu xây dựng phù hợp cho từng dự án. Kỹ sư cần có sự nhạy bén để có thể đưa ra các dự toán phù hợp, có độ chính xác cao.

Làm việc nhóm

Để có thể hiểu rõ thông điệp từ bản thiết kế cho tới hiện thực hóa công trình. Thì đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc sư và kỹ sư công trình. Sự phối hợp ăn ý giữa cả hai bên sẽ tạo ra được những công trình hoàn thiện và thành công.

Lập hồ sơ dự thầu và hồ sơ quyết toán

Ngoài những kỹ năng kể trên thì kỹ sư công trình. Bạn cần nắm rõ các công việc liên quan tới mức giá dự thầu, kiểm tra mã hiệu công việc, chuẩn bị hồ sơ cẩn thận

Những kỹ năng cần có của một Kỹ sư công trình gồm những gì?
Những kỹ năng cần có của một Kỹ sư công trình gồm những gì?

Ngành Kỹ sư công trình cần học những gì?

Hiện tại, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng tại nước ta có ngành cơ khí. Tuy nhiên, để được cấp bằng kỹ sư bạn sẽ phải hoàn thành chương trình học đại học 5 năm. Hoặc đào tạo sau đại học. Và trải qua các môn cơ bản của ngành kỹ thuật cơ khí bao gồm:

  • Toán học (toán chuyên đề, toán học tính toán, phương trình vi phân, và đại số tuyến tính)
  • Khoa học vật lí cơ bản
  • Cơ học lý thuyết ( bào gồm tĩnh học, động học và động lực học)
  • Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu
  • Kỹ thuật vật liệu và composite
  • Nhiệt động học, truyền nhiệt, biến đổi năng lượng, và hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC)
  • Nhiên liệu, sự đốt và động cơ đốt trong
  • Cơ học chất lỏng: thủy tĩnh và thủy động
  • Thiết kế máy và cơ cấu ( bao gồm: động học và động lực học)
  • Dụng cụ và đo lường
  • Kỹ thuật chế tạo
  • Thủy lực khí nén
  • Rung động, lý thuyết điều khiển và kỹ thuật điều khiển
  • Cơ điện tử và Robot học
  • Cơ sở thiết kế máy, đồ họa

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Kỹ sư cơ khí công trình. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này để tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *