Kiểm toán viên là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kiểm toán viên là bao nhiêu?

kiểm toán viên

Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán là từ dùng để chỉ quá trình thu thập, đánh giá và xác thực các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức do kế toán cung cấp. Các bản báo cáo sẽ được đối chiếu với các chuẩn mực đã được thiết lập trước đó.

Kiểm toán viên là người thực hiện công việc kiểm toán. Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp, tổ chức và xã hội nên có nhiều quy định khắt khe. Nhân viên kiểm toán cần phải thông qua kỳ thi sát hạch. Và có chứng chỉ được Bộ Tài chính công nhận.

Kiểm toán viên là gì?
Kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên làm những công việc gì?

Công việc chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính. Các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế; tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư. Ngoài ra, kiểm toán viên còn có các công việc như sau:

Lập ra kế hoạch kiểm toán

Khâu đầu tiên và rất quan trọng của kiểm toán là lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt. Mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ; dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.

Xây dựng nên chương trình kiểm toán

Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác. Để có thể xây dựng nên chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán khác nhau

Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên. Cụ thể như sau:

  • Kiểm toán cân đối: Dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
  • Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu một chỉ tiêu.
  • Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
  • Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
  • Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

Ghi chép thông tin kiểm toán

Mọi thông tin thu thập được liên quan đến nhận định và con số, sự kiện đều cần kiểm toán viên phải ghi chép lại. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan rất quan trọng để đưa ra những kết luận kiểm toán.

Đưa ra kết luận và lập báo cáo

Cuối cùng, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:

  • Xem xét các khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến.
  • Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
  • Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
  • Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.
  • Sau khi đã đưa ra kết luận, kiểm toán viên cần tổng kết các kết quả và lập thành báo cáo kiểm toán. Để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Những kỹ năng cần có để trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp

Để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp. Bạn cần có những kỹ năng sau:

Những kỹ năng cần có để trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần có để trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp

Kỹ năng diễn giải, thuyết phục

Công việc của kiểm toán viên phụ thuộc nhiều vào sự tin tưởng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Để họ lắng nghe và đồng ý với nhận định của mình. Thì các kiểm toán viên cần có khả năng diễn giải, thuyết phục.

Bạn cần phải nêu lên các vấn đề một cách đơn giản. Để khách hàng không có chuyên môn vẫn có thể hiểu được. Nếu khả năng thuyết phục hay diễn giải kém. Thì có thể làm họ nghi ngờ về kết quả báo cáo của bạn.

Tư duy logic

Đối với kiểm toán viên, kỹ năng phân tích logic là yếu tố vô cùng quan trọng. Đây là kỹ năng được sử dụng thường xuyên cho công việc kiểm toán. Bạn sẽ phải phân tích, giải thích được những biến động của các con số có trong báo cáo tài chính. Do vậy, một kiểm toán viên phải không ngừng cải thiện khả năng tư duy của bản thân.

Kỹ năng kết hợp làm việc nhóm

Quy trình kiểm toán sổ sách, báo cáo tài chính cho một doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian và nhiều bước thực hiện. Do đó, một cá nhân không thể nào hoàn thành được công việc này. Kỹ năng kết hợp làm việc nhóm là vô cùng cần thiết cho một kiểm toán viên. Trong quá trình làm việc nhóm sẽ xảy ra những xung đột về công việc. Bạn cần phải sắp xếp và kết hợp với mọi người để hoàn thành công việc tốt nhất.

Khả năng thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề

Khả năng thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề cần tính chuyên môn cao. Nhân viên kiểm toán cần phải áp dụng chuyên môn đó phù hợp với từng hoàn cảnh. Các kiểm toán viên cần phải nắm rõ những quy tắc trong nghề và một số luật lệ liên quan khác. Nếu không hiểu rõ được những luật này. Thì các nhân viên kiểm toán khó nhận ra được điều sai phạm trong báo cáo. Hoặc nhận ra nhưng không có biện pháp khắc phục.

Nhận diện và nắm bắt vấn đề mới một cách nhanh chóng

Đề làm việc với những con số, kế toán và kiểm toán sẽ có sự khác biệt nằm ở cách nhìn nhận vấn đề. Công việc của kế toán là đi từ chi tiết đến tổng hợp. Còn kiểm toán viên là từ cái đã tổng hợp được đi đến những vấn đề chi tiết. 

Do đó nhân viên kiểm toán cần phải có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng. Từ việc nắm bắt được vấn đề thì kiểm toán viên cần phải đưa ra giải pháp phù hợp.

Định hướng phát triển của nghề Kiểm toán trong tương lai như thế nào?

Tại Việt Nam có khoảng 100 công ty kiểm toán. Trong đó có chi nhánh của Big4 trong ngành kiểm toán là Deloitte, Ernst Young, PwC và KPMG. 

Bên cạnh các công ty dịch vụ kiểm toán viên thì các bạn có thể bắt đầu tại vị trí kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp. Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này là vô cùng rộng mở với nhu cầu nhân lực rất lớn từ các doanh nghiệp.

Mức lương của Kiểm toán viên là bao nhiêu?

Mức lương của kiểm toán viên cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có kỹ năng, kinh nghiệm hoặc quy mô công ty. 

Nếu là sinh viên ngành kiểm toán mới ra trường, chỉ có kinh nghiệm thực tập. Thì mức lương khởi điểm khoảng 5 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian làm việc thì mức lương chắc chắn sẽ tăng lên theo kinh nghiệm và kỹ năng.

Theo khảo sát của Reviewedu thì mức lương trung bình của kiểm toán viên là 14 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất của nhân viên kiểm toán có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề Công việc của kiểm toán viên, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Hi vọng bạn sẽ thu thập được thông tin bổ ích cho bản thân cũng như con đường sự nghiệp phía trước.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *