Bạn đang tò mò với khối ngành mới lạ – khối R19, bạn thắc mắc về khối R19 gồm những môn nào, ngành học nào và các cơ sở đào tạo ngành này? Hãy để ReviewEdu giải quyết những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
Khối R19 là gì? Gồm những môn nào?
Khối R19 là một tổ hợp mới, được mở rộng từ khối R truyền thống. Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp R19 bao gồm 3 môn thi tuyển khác nhau: Chứng chỉ tiếng Anh quy đổi điểm – Ngữ văn – Năng khiếu báo chí.
Hiện nay, chưa có ngành nào sử dụng khối R19 để xét tuyển.
Bí kíp ôn thi khối R19 đạt điểm cao
Đối với các loại chứng chỉ tiếng Anh quy đổi điểm
Chứng chỉ TOEFL iTP
Luyện kỹ năng nghe
- Kỹ năng nghe bài thi TOEFL iTP luôn là phần khó nuốt của các thí sinh thi TOEFL hay các bằng cấp khác tại Việt Nam, nó mang đến cảm giác chán nản khi người học thường xuyên rơi vào tình trạng chăm chú nghe nhưng vẫn không hiểu gì. Kiên trì đối mặt với phần Listening như một liệu pháp “mưa dầm thấm lâu” hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng nghe của bạn.
- Đó là phương pháp “Tắm ngôn ngữ” vẫn thường được những người luyện tập kỹ năng nghe khuyên sử dụng, trước tiên các bạn phải học kỹ phần nền tảng phát âm tiếng Anh, luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh trong một thời gian nhất định bằng nhiều cách, trước khi tham gia kỳ thi chính thức. Phần nghe trong TOEFL iTP được thiết kế để kiểm tra khả năng nghe hiểu tiếng Anh, chủ yếu giọng North America (Mỹ, Canada) nên khi luyện phần này, các bạn chú ý luyện nghe từ các nguồn từ các chất giọng này!
- Tắm ngôn ngữ tức là không quan tâm đến nội dung mà chỉ đơn giản là luyện cho đôi tai quen dần với tiếng Anh. Từ đó, theo phản xạ, cố gắng bắt chước theo cách phát âm chuẩn. Hãy bắt đầu với những gì bạn thích như âm nhạc, truyện, phim hay bất cứ thứ gì bạn có thể nghe được bằng tiếng Anh. Hãy khiến đôi tai bạn trở nên thân thiện, ngoan ngoãn và làm quen dần với thứ ngôn ngữ này. Chép lại tất cả những gì bạn nghe được sau những bài Listening. Chép lại nhiều sau này các bạn sẽ thấy mình nghe được từng từ trong đoạn một cách dễ dàng mà còn quen với những chủ đề hay test trong Toefl. Điều này rất có lợi khi thi, do nhiều khi các bạn sẽ phải đoán, và càng nghe chép nhiều khả năng đoán đúng của bạn càng cao, có khi đến 80%.
- Nghe đi nghe lại một câu, một đoạn hoặc thậm chí một bài đọc tiếng Anh thật nhiều lần. Việc nghe lại giúp chúng ta kiểm soát suy nghĩ, tìm hiểu lý do vì sao lại sai ở câu hỏi này, do không nghe được, do đoán nhầm hay hiểu sai.
Ôn tập cấu trúc và ngữ pháp
- Không có phương pháp nào hữu ích cho việc nâng cao trình độ ngữ pháp và cấu trúc tiếng Anh trong TOEFL iTP của bạn bằng việc chăm chỉ làm thật nhiều bài tập và thử sức với các dạng đề thi thử ngữ pháp. Việc học thuộc công thức, nhớ kỹ các thì và các dạng câu trong tiếng Anh một cách máy móc sẽ hoàn toàn phản tác dụng nếu bạn không tự áp dụng vào các bài tập ngữ pháp thực tế.
- Đặc biệt đề thi TOEFL iTP phần này có những dạng ngữ pháp đặc trưng của các đề thi ETS như word form, cấu trúc câu đơn, câu phức, và phần có lẻ khó nhất của phần này là tìm lỗi sai của các từ gạch dưới. Người Việt ta được học ngữ pháp rất nhiều, nhưng để vượt qua phần này ko hề đơn giản mà nó yêu cầu người thi phải vững chắc kiến thức và kỹ năng phân tích, tổng hợp tốt nữa.
- Longman English Grammar Practice, English Grammar in Use, Toefl Cliff, Toefl Success….là những cuốn sách luyện ngữ pháp rất tốt trong luyện thi TOEFL iTP chuyên dụng có thể giúp bạn nhanh chóng thành thạo với các dạng bài tập, hệ thống và xây dựng kỹ lại nền tảng ngữ pháp và cấu trúc tiếng Anh và đề thi ngữ pháp Toefl. Việc đơn giản hóa mỗi công thức ngữ pháp cần học bằng cách đặt câu hay áp dụng ngay vào một ngữ cảnh nhất định sẽ khiến kiến thức ngữ pháp trong bạn vững chắc, lâu dài và dễ hiểu hơn.
Luyện tập phần Reading
- Từ vựng và kỹ thuật đọc hiểu là cơ sở cốt yếu nhất nếu bạn muốn làm tốt phần thi này. Sở hữu một kho từ vựng phong phú không chỉ giúp bạn trả lời đúng câu hỏi Vocabulary mà còn hỗ trợ bạn cực kỳ nhiều ở những phần thi khác. Ghi nhớ những từ xuất hiện xung quanh bạn một cách thường xuyên. Biến các từ vựng cần học trở nên sinh động, dễ nhớ thông qua những điểm gây chú ý về màu sắc, ngữ nghĩa.
- Hãy tự đặt ra số lượng từ vựng cần tiếp thu trong một ngày để việc học từ vựng sẽ dần trở thành thói quen khó bỏ của bạn Học từ vựng thông qua việc xem film, đọc báo, đọc sách không chỉ giúp rất nhiều trong việc nâng cao vốn từ mới mà còn giúp các thành ngữ, cụm từ thông dụng trở nên quen thuộc và dễ dàng tiếp thu hơn đối với bạn. Reading mọi lúc mọi nơi, nếu bạn thích đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, hãy đọc các phiên bản tiếng Anh, nếu các bạn học về kinh tế, hãy đọc sách chuyên ngành của đại học Mỹ. Đưa tiếng Anh gắn liền với những thứ mình thích sẽ khiến hành trình chinh phục ngoại ngữ của bạn trở nên thực tế và bớt nhàm chán hơn.
- Kĩ năng cốt lõi trong reading là khả năng phân tích bài đọc. Vậy nên khoảng 1-2 phút ban đầu mỗi bài là rất đáng quý để bạn tóm tắt nhanh cấu trúc + nội dung chính của từng đoạn. Với cách này, bạn sẽ nhàn hơn khi trả lời các câu sau, và cũng dễ dàng hơn khi làm câu summary.
- Câu summary là câu hay bị mất điểm nhất. Bạn nên tìm keyword (1 từ thôi nhé) trong câu statement, ghi hẳn keyword này ra giấy (để không bị lẫn lộn lung tung), từ đó dò ra các ý dựa vào keyword đó. Ví dụ, đề hỏi về 3 impacts thì chỉ nhằm đúng chỗ nào nói về impacts mà đưa vào thôi.
Trải nghiệm với các bài kiểm tra thử
- Thử sức mình với các bài thi TOEFL iTP thử hoặc các đề thi cũ trước đó. Phân chia thời gian hợp lý, luyện tập các kỹ năng, áp dụng các mẹo làm bài mà bạn luyện tập và tích lũy được vào các bài thi. Thực hành liên tục việc làm này trước 2 tháng của kỳ thi chính thức, chắc chắn nó sẽ giúp bạn ôn lại kiến kiến thức đã học, làm quen với áp lực đề thi và cả tâm lý của bạn sẽ ngày một vững vàng và tự tin hơn trong kỳ thì chính thức.
Chứng chỉ TOEFL iBT
Chứng chỉ này bao gồm 4 kỹ năng Listening – Speaking – Reading – Writing
Học từ
- Bạn có thể học từ theo list 400, và học theo kiểu flashcard có cả hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên, không cần thiết phải học quá nhiều từ, như học hết cái list 400 hay list 1100 chẳng hạn.
- Ngoài ra thấy từ mới nào thì tự viết ra flashcards. Lúc nào cũng kè kè flashcard, vừa đi đường vừa đếm như đếm tiền. Nói chung là không nên mất thời gian để học từ. Nên tận dụng tối đa thời gian rảnh để học flashcard. Nên học thêm những từ về academic topics. Điều quan trọng hơn đó là bạn đưa các từ này vào các bài viết/bài nói, hay hiểu được nghĩa từ trong bài đọc.
Kỹ năng Reading
- Từ vựng và kỹ thuật đọc hiểu là cơ sở cốt yếu nhất nếu bạn muốn làm tốt phần thi này. Sở hữu một kho từ vựng phong phú không chỉ giúp bạn trả lời đúng câu hỏi Vocabulary mà còn hỗ trợ bạn cực kỳ nhiều ở những phần thi khác. Ghi nhớ những từ xuất hiện xung quanh bạn một cách thường xuyên. Biến các từ vựng cần học trở nên sinh động, dễ nhớ thông qua những điểm gây chú ý về màu sắc, ngữ nghĩa. Hãy tự đặt ra số lượng từ vựng cần tiếp thu trong một ngày để việc học từ vựng sẽ dần trở thành thói quen khó bỏ của bạn Học từ vựng thông qua việc xem film, đọc báo, đọc sách không chỉ giúp rất nhiều trong việc nâng cao vốn từ mới mà còn giúp các thành ngữ, cụm từ thông dụng trở nên quen thuộc và dễ dàng tiếp thu hơn đối với bạn. Reading mọi lúc mọi nơi, nếu bạn thích đọc tiểu thuyết, truyện ngắn, hãy đọc các phiên bản tiếng Anh, nếu các bạn học về kinh tế, hãy đọc sách chuyên ngành của đại học Mỹ. Đưa tiếng Anh gắn liền với những thứ mình thích sẽ khiến hành trình chinh phục ngoại ngữ của bạn trở nên thực tế và bớt nhàm chán hơn.
- Kĩ năng cốt lõi trong reading là khả năng phân tích bài đọc. Vậy nên khoảng 1-2 phút ban đầu mỗi bài là rất đáng quý để bạn tóm tắt nhanh cấu trúc + nội dung chính của từng đoạn. Với cách này, bạn sẽ nhàn hơn khi trả lời các câu sau, và cũng dễ dàng hơn khi làm câu summary.
- Câu summary là câu hay bị mất điểm nhất. Bạn nên tìm keyword (1 từ thôi nhé) trong câu statement, ghi hẳn keyword này ra giấy (để không bị lẫn lộn lung tung), từ đó dò ra các ý dựa vào keyword đó. Ví dụ, đề hỏi về 3 impacts thì chỉ nhằm đúng chỗ nào nói về impacts mà đưa vào thôi.
Kỹ năng Speaking
Chỉ nói trong 45s/1 phút thì khó mà dùng những từ cao siêu được. Nên dùng những từ thông thường, nói rõ ràng, trôi chảy, phát triển ý tốt là được rồi.
Về phản xạ bật, nên luyện “thinking and understanding in English without translating”. Ngoài ra, cần luyện nói nhiều hằng ngày. Mỗi ngày hãy thực hành nói từ 3-4 topics. Và practice speaking như trong bộ đề thi thử trên máy nữa. Khi nói thì không viết ra, mà tập phản xạ y như thi thật luôn. Thậm chí có người còn tập nói mà không chuẩn bị trước, để rèn phản xạ.
Cuối cùng là pronunciation. Mình nghĩ accent vẫn có vai trò khá quan trọng trong thi TOEFL. Trên này cũng có 1 bạn nói là người chấm điểm comment cả pronunciation của bạn ý. Chứng tỏ pronunciation tốt vẫn giúp bạn tăng điểm. Ngoài ra, với accent tốt, bạn sẽ thêm tự tin hơn, bài nói cũng sẽ trôi chảy và nghe tự nhiên hơn. Đó cũng là cách ghi điểm tốt.
Kỹ năng Listening
- Kĩ năng cốt lõi là take note. Các câu trả lời của bạn có ăn được nhiều điểm hay không phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp các ý và chi tiết trong bài ra sao. Điều này chắc các bạn đã xem Notefull đều biết cả rồi.
- Với các bạn nghe kém, bạn có thể luyện tập viết chính tả. Chọn các bài academic lecture có trên mạng (TED, Coursera …). Mỗi ngày dành 15 phút viết chính tả theo video, sau đó kiểm tra lại. Bạn cứ làm như vậy một thời gian, đảm bảo tai của bạn sẽ nhạy với lecture hơn rất nhiều. Nếu có thêm thời gian, bạn có thể tra từ mới, cấu trúc mới của bài chính tả để thêm vốn từ vựng.
- Sự đều đặn trong Listening cực kì quan trọng. Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn có ít nhất nửa tiếng nghe (nghe để làm bài, hay chỉ nghe để quen tai khi bạn bận việc nào đó hay mệt không muốn học). Có 1-2 tuần trong khi ôn, mình có lười nghe, và lúc quay lại thì hơi bị choáng.
- Nếu làm TPO hoặc practice test nào khác ở dạng có thể nghe lại được, đừng cố gắng nghe lại. Kết quả làm bài trong lần đầu tiên sẽ chính xác nhất, các kết quả trong các lần nghe tiếp theo đều là vô dụng.
Kỹ năng Writing
- Bài viết yêu cầu tối thiểu là khoảng hơn 300 từ. Tuy nhiên, để điểm của bạn đạt được mức cao hơn, bạn cần cố gắng viết được gần 500 từ khi đi thi, tức là lúc luyện thì viết hơn 500 từ, cố gắng đưa các từ academic vào bài nhiều nhiều một chút (nhưng đừng nhiều quá, sẽ bị trừ điểm).
- Nguyên tắc đầu tiên khi viết bài là làm phần mở bài và kết luận trước.
- Trong khoảng 1-2 tuần trước khi thi, mỗi ngày bạn nên viết khoảng 4-5 bài essay (tính cả integrated và independent).
- Với các bài essay chưa kịp viết, hãy brainstorm các ý chính để lúc cần vào phòng thi nếu gặp đề đó thì lôi ra dùng luôn.
- Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lập 1 trang blog chỉ viết bằng tiếng Anh, và hàng ngày hay hàng tuần, hãy cố gắng dành thời gian viết (tốt nhất là về 1 chủ đề nào đó tương tự như các chủ đề có trong phần viết của Toefl). Đây là 1 cách vừa học vừa chơi khá hay.
Chứng chỉ IELTS
Luyện Listening
- Để có thể luyện tập kĩ năng IELTS Listening một cách hiệu quả, bạn nên sử dụng phương pháp như ở bậc tiểu học: nghe chép chính tả. Hãy lưu ý chọn những tài liệu nghe phù hợp với sở thích và trình độ của bạn.
- Bạn nên luyện tập với những bài nghe phát âm tiếng Anh chuẩn, nói về những chủ đề mà bạn yêu thích trước để tìm được sự hứng thú trong việc ôn luyện. Phương pháp chép chính tả này sẽ hiệu quả hơn khi bạn có sẵn tài liệu transcript đi kèm audio. Việc so sánh văn bản và phần mình ghi chú giúp bạn có được nhiều “phát kiến” mới về cách nghe và rút kinh nghiệm.
- Hãy nghe tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua nhiều nguồn như tin tức, âm nhạc, truyền hình, phim ảnh. Cùng với đó, bạn cũng có thể tranh thủ mọi cơ hội để được tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn. Cách học này sẽ làm cho bạn trở nên thuần thục khi nghe nhiều kiểu phát âm, giọng nói và ngữ điệu ở các tình huống khác nhau.
Luyện Reading
- Để có thể đạt được điểm số cao trong phần IELTS Reading, bạn cần nắm thật rõ cấu trúc đề thi của kỹ năng đọc. Thêm vào đó cần luyện tập thật tốt kỹ thuật Scan – Skimexternal icon. Sau mỗi lần luyện đề, bạn cần xem lại đáp án thật kỹ càng và đánh dấu cũng như ghi chú lại những phần hay những lỗi sai hay mắc phải. Việc ghi chú như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và tránh việc mắc sai lầm ở những lần sau.
- Ngoài ra, bạn cũng phải củng cố vốn từ vựng và ngữ pháp để phần thi Reading trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ tập trung vào những từ ngữ cơ bản hàng ngày, bạn cũng cần bổ sung các từ vựng chuyên ngành vì bài thi Reading sẽ gồm rất nhiều các khía cạnh của cuộc sống.
- Để có thể bổ sung từ vựng chuyên ngành, hãy cố gắng đọc các bài báo, tạp chí tin tức hàng ngày bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn, vốn từ vựng của bản sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Và đừng quên ghi chú lại những từ vựng mà bạn mới học được ở một cuốn sổ cá nhân để có thể ôn luyện lại bất cứ lúc nào nhé.
Luyện Writing
- Điều khó nhất trong phần thi Writing đó chính là việc phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý nhất. Hãy làm thử bài thi Writing và cố gắng có kế hoạch phân bổ thời gian cho từng phần theo khả năng của bản thân.
- Ngoài ra, để mở rộng vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như ý tưởng, hãy dành thời gian tham khảo thêm thật nhiều tài liệu luyện thi IELTS Writing, sách, bài luận, tiểu thuyết, báo chí hàng ngày ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dành thời gian để luyện viết mỗi ngày, đa dạng chủ đề luyện viết để không bị bỡ ngỡ khi làm đề.
- Sau khi viết bài, hãy nhờ thầy cô hoặc những người có chuyên môn sửa và khắc phục lỗi sai. Khi đã biết lỗi sai ở đâu, hãy cố gắng viết lại bài viết một cách hoàn chỉnh lần nữa, điều này sẽ giúp bạn không bị lặp lại lỗi sai lần nữa.
Luyện Speaking
- Với phần ôn luyện Speaking, bạn cần phải luyện tập thật nhiều về phần phát âm, từ vựng và cả ngữ pháp. Bạn nên luyện kỹ năng Speakingexternal icon hàng ngày và cần chú trọng vào việc tự tin trong khi diễn đạt. Tự tin ở đây là dù bạn không thể nói nhanh, hay có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực, nhưng chỉ cần phát âm một cách rành mạch, rõ ràng, ngữ điệu đúng cũng sẽ là một điểm cộng rất lớn trong bài thi Speaking.
- Hãy cố gắng phát âm chuẩn, tạo ra sự mạch lạc và trôi chảy khi nói. Thực hành nói mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể luyện tập nói với bạn bè hoặc cố gắng tự nói trước gương và ghi âm lại phần nói của mình sau đó nghe lại để sửa những lỗi còn mắc phải. Đặc biệt, nếu có khả năng hay điều kiện, hãy cố gắng bắt chuyện và luyện nói với người nước ngoài, những người bàn xứ hoặc những người giỏi tiếng Anh để tăng phản xạ và tư tin khi giao tiếp.
Đối với môn Ngữ văn
Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước
Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.
Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm
Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng.
Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man
Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.
Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài
Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận.
Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý
Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.
Năng khiếu ảnh báo chí
Những điều nên làm trong bài luận của dề thi năng khiếu Báo chí:
- Thể hiện quan điểm cá nhân
- Thể hiện khả năng phát hiện vấn đề
- Thể hiện khả năng lập luận
- Theo cấu trúc 3 phần thông thường: Mở bài, Thân bài, Kết bài
- Đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng cụ thể, thuyết phục..,
Ngoài ra, các thí sinh nên chịu khó theo dõi tin tức thời sự trên báo đài, mạng Internet. Điều này giúp các bạn có thêm tri thức để lập luận, cách viết có sức nặng hơn, cách thể hiện quan điểm cũng logic hơn.
Review khối R19
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về khối R19. ReviewEdu chúc bạn vượt qua kỳ thi thật tốt và đạt được mục tiêu của mình!