Khối M13 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối M13

Khối M13 là khối thi năng khiếu hiện được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên thông tin về khối M13 còn hạn chế nên các thí sinh chưa hiểu rõ về khối này. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu khối M13 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào trong bài viết dưới đây nhé!

Khối M13 là gì? Gồm những môn nào?

Khối M là khối thi năng khiếu thích hợp cho các bạn thích ca hát, đọc thơ, diễn kịch, kể chuyện diễn cảm hay có niềm đam mê với ngành mầm non, tiểu học hay gọi chung là nghề sư phạm.

Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp M13 bao gồm 3 môn là:

  • Toán học
  • Sinh học
  • Năng khiếu

M13 là khối học kết hợp môn học khối tự nhiên cùng môn năng khiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh có năng khiếu khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Khối M13 xét tuyển ngành nào? Trường nào xét tuyển?

Hiện khối M13 chỉ xét tuyển ngành duy nhất đó là:

Trường nào xét tuyển khối M13?

Dưới đây là danh sách các trường cao đẳng, đại học tổ chức tuyển sinh và đào tạo khối M13 ở từng khu vực trên toàn quốc:

Bí kíp ôn thi khối M13 đạt điểm cao

Vì khối M13 gồm 3 môn là Toán học, Sinh học và môn Năng khiếu nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối M13 và các bạn có thể tham khảo cách học này nhé!

Đối với môn Toán

Tăng thời gian tự học

  • Cần dành nhiều thời gian hơn vào việc tự học ở nhà sau khi được thầy cô hướng dẫn phương pháp trên lớp, các bạn có thể làm theo hai bước dưới đây:
    • Bước 1: Với những kiến thức cơ bản nên học trong sách giáo khoa và bổ sung qua internet.
    • Bước 2: Làm thật nhiều bài tập liên quan đến phần kiến thức đã học từ mức độ dễ đến khó.

Môn Toán cần nhiều sự biến đổi, với câu hỏi ở mức vận dụng, đọc qua có thể chưa có ngay phương pháp làm nhưng qua vài bước biến đổi thì có thể tìm được đáp án.

Nắm vững kiến thức nền cơ bản, không chủ quan với phần thi lý thuyết

  • Đặc điểm của môn thi trắc nghiệm là hay cái bẫy những câu hỏi lý thuyết. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ giúp các em có thể đạt được kết quả cao. Muốn được điểm cao hơn thì đầu tiên bạn làm chắc chắn các câu hỏi ở mức 6, 7 điểm.

Rèn luyện kỹ năng tính nhanh

  • Môn Toán thi trắc nghiệm có 50 câu trong thời gian là 90 phút. Như vậy, trung bình có khoảng 18 phút để đọc đề bài, làm bài và tô đáp án cho mỗi câu hỏi.Trong quá trình ôn luyện, các bạn cần thường xuyên tìm các hướng làm nhanh, rèn luyện tính nhẩm, tính nhanh và chính xác. Có thể kết hợp cùng việc bấm giờ để kiểm tra tốc độ làm bài của mình và rèn luyện kĩ năng như thi thật. Các bạn cần học cách sử dụng thông thạo máy tính, các mẹo  làm được trên máy tính từ bạn bè cũng như tham khảo qua mạng.

Tích cực luyện đề

  • Luyện đề thi là điều vô cùng cần thiết cho việc ôn thi Đại học, nó sẽ giúp bạn tìm ra ưu điểm, khuyết điểm và từ đó tìm cách khắc phục, hồng phần kiến thức nào thì trau dồi lại phần kiến thức đó đó, sau đó rút ra kinh nghiệm từ những câu làm sai và bổ sung thêm kiến thức từ những câu chưa có hướng làm.

Đối với môn Sinh học

Nắm vững kiến thức một cách bài bản

Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức, hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan đề củng cố kiến thức đó và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ.

Học nhóm

Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các bạn có thể tự do trao đổi, bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.

Luyện đề

Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm để chính là cơ sở để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức còn kém, ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm.

Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các bạn nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các bạn giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.

Đối với môn năng khiếu

Để chuẩn bị cho kỳ thi môn Năng khiếu, dưới đây là một số bí kíp giúp bạn đạt kết quả tốt:

Xác định lĩnh vực năng khiếu

  • Môn Năng khiếu có thể bao gồm nhiều lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, vũ đạo, diễn xuất, văn nghệ, thể thao,… Đầu tiên, hãy xác định lĩnh vực năng khiếu mà bạn quan tâm và có khả năng phát triển.

Tìm hiểu về yêu cầu và định dạng kỳ thi

  • Khám phá định dạng và yêu cầu của kỳ thi Năng khiếu mà bạn sẽ tham gia. Điều này giúp bạn hiểu rõ về các yếu tố được đánh giá, thang điểm, thời gian và cách thức thể hiện năng khiếu.

Tập trung vào kỹ năng cần thiết

  • Dựa trên lĩnh vực năng khiếu của bạn, tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết và luyện tập chúng. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến âm nhạc, hãy tập trung vào việc rèn luyện giọng hát, kỹ năng chơi nhạc cụ, đọc nốt nhạc và biểu diễn trên sân khấu.

Học từ những người có kinh nghiệm

  • Tìm kiếm các nguồn tư vấn và học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng khiếu mà bạn quan tâm. Họ có thể chia sẻ những bí quyết, kỹ thuật và lời khuyên giúp bạn phát triển năng khiếu của mình.

Luyện tập và biểu diễn trước mọi người

  • Để trở nên tự tin và thành thạo trong lĩnh vực năng khiếu, hãy luyện tập và biểu diễn trước công chúng càng nhiều càng tốt.  

Học khối M13 có dễ xin việc không?

Hiện khối M10 chỉ tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non, nên các bạn tốt nghiệp khối này có thể có nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp của mình vì những lý do sau:

Nhu cầu về giáo viên

  • Xã hội luôn có nhu cầu về giáo viên chất lượng và đáng tin cậy. Việc đảm bảo một hệ thống giáo dục hiệu quả đòi hỏi sự hiện diện của giáo viên có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt. Do đó, cơ hội việc làm cho các giáo viên được xem là ổn định và nhiều.

Tính ổn định và an toàn công việc

  • Giáo viên thường có một mức lương ổn định và hưởng một số quyền lợi xã hội và bảo hiểm. Một lợi ích khác là có thể có kỳ nghỉ hè và các kỳ nghỉ hàng năm theo lịch trình của học sinh, cung cấp sự linh hoạt trong việc cân nhắc gia đình và công việc.

Cơ hội phát triển và tiến thân nghề nghiệp

  • Ngành giáo dục sư phạm cung cấp cơ hội cho việc phát triển nghề nghiệp và tiến thân trong lĩnh vực giáo dục. Bằng cách tham gia các khóa học bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tế, giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của mình.

Tóm lại, ngành giáo dục sư phạm là khối ngành học mang lại nhiều cơ hội việc làm với tính ổn định, đa dạng lĩnh vực công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp.

Review khối M13

Khối M13 không phải khối ngành quá hiếm thí sinh theo đuổi, vậy nên lựa chọn khối học này, các bạn thí sinh vẫn được đảm bảo sự phong phú trong việc lựa chọn ngành nghề. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình khối học phù hợp. ReviewEdu chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *