Khối D23 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối D23

Khối D23 gồm những ngành nào? Bao gồm các môn gì? Trường nào tuyển sinh khối D23? Để giúp bạn đọc tìm hiểu, lựa chọn trường, ngành nghề phù hợp, hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Khối D23 là gì? Gồm những môn nào?

Nếu bạn là một người yêu khoa học nhưng lại có năng khiếu cũng như hứng thú với các môn ngoại ngữ nước ngoài thú vị như tiếng Nhật, tiếng Nga,…thì các khối mở rộng của khối D như khối D23 sẽ là lựa chọn bạn nên cân nhắc đấy.  Khối D23 là tổ hợp 3 môn gồm: Toán học, Hóa học, Tiếng Nhật. 

Các ngành tuyển sinh khối D23, gồm:

Ngành

Mã ngành

Công nghệ kỹ thuật môi trường 7510406
Công nghệ Sinh học 7420201

Hiện tại chỉ có duy nhất 1 trường Đại học đang tuyển sinh khối D22, đó là:

Bí kíp ôn thi khối D23 đạt điểm cao

Đối với môn Toán

  • Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau. 
  • Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì. Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.

Đối với môn Hóa học

Ôn tập thật kỹ kiến thức trong sách giáo khoa

Trong đề thi đại học có phần lớn các câu hỏi lý thuyết, mà chủ yếu đáp án hay kiến thức đó đều nằm trong sách giáo khoa. Bạn cần chú ý đọc kỹ từng nội dung và chủ đề, đặc biệt là ở các phần tham khảo cuối mỗi bài. Chính vì vậy mà đừng đi tìm hiểu xa xôi ở đâu nhé, mọi đáp án đều ở ngay cạnh bạn thôi.

Làm nhiều dạng bài tập khác nhau

Môn Hóa đặc trưng ở chỗ có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau và ở mỗi dạng bài tập có những cách giải khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Làm nhiều dạng bài tập khác nhau sẽ rèn luyện cho bạn khả năng linh hoạt và nhanh nhẹn trước mỗi tình huống bài tập.

Luyện đề

Muốn kiểm tra được khả năng học tập của mình, bạn cần phải đặt mình trong một hoàn cảnh thi cụ thể và tự mình giải quyết đề thi.

Bạn nên làm các đề thi từ dễ cho đến mức độ khó, làm trong một khoảng thời gian nhất định và bấm thời gian, sau đó tự mình chấm điểm và xem những cái mình làm được và chưa được ở đâu, đạt kết quả thế nào. Sau đó ở những câu mình chưa làm được, thì tập trung suy nghĩ thêm thời gian xem có làm ra không, ở những câu lý thuyết mình làm sai thì xem thử kiến thức của mình ở chỗ đó có chắc chưa, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Đối với môn Tiếng Nhật

Học từ vựng cơ bản

  • Từ vựng là yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học và nhớ các từ vựng cơ bản, đặc biệt là các từ vựng liên quan đến chủ đề mà bạn quan tâm. 

Học ngữ pháp

  • Ngữ pháp là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học các quy tắc ngữ pháp cơ bản để có thể sử dụng tiếng Nhật một cách chính xác. 

Luyện nghe

  • Luyện nghe là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải luyện nghe tiếng Nhật thường xuyên bằng cách nghe các bản tin, phim hoặc nhạc tiếng Nhật. 

Luyện nói

  • Luyện nói là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải tìm kiếm cơ hội để nói tiếng Nhật với người bản ngữ hoặc tham gia vào các lớp học hoặc câu lạc bộ tiếng Nhật. 

Đọc sách và báo tiếng Nhật

  • Đọc sách và báo tiếng Nhật giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc và giúp bạn củng cố từ vựng và ngữ pháp.

Ôn và sưu tập theo đề thi

  • Luyện thi theo bộ đề sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi tạo thói quen đọc và làm đề. 

Học khối D23 có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề rất nóng bỏng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất lo lắng. Bởi nó tác động không nhỏ đến môi trường sống của con người. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế biến trong các công ty lớn. Vì thế nó được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây cũng là lợi thế tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn theo ngành này. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Chuyên viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường ở trung ương và địa phương.
  • Cán bộ quản lý nhà nước trong Bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường,…
  • Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…
  • Chuyên gia tư vấn tại các công ty xử lý, chuyển giao công nghệ, kinh doanh trong lĩnh vực môi trường,…
  • Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
  • Tham gia nghiên cứu, tư vấn tại các công ty tư vấn trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước và chất thải, các công ty về kiểm soát môi trường.

Đối với ngành Công nghệ sinh học 

Khi ra trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để có thể dễ dàng đảm nhận một trong số các vị trí sau:

  • Giảng dạy Sinh học (môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học.
  • Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.
  • Kiểm nghiệm viên vi sinh.
  • Quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất.

Review khối D23

Với những chia sẻ trên đây về khối D23, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *