Trong những năm trở lại đây, khối D luôn là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Trong khối D không thể không nhắc tới khối D20. Để biết thêm thông tin về khối D20, mời quý vị bạn đọc cùng Reviewedu theo dõi bài viết sau.
Khối D20 là gì? Gồm những môn nào?
Khối D20 là một trong những khối được mở rộng từ khối D truyền thống. Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp D20 bao gồm 3 môn là: Toán học – Địa lý – Tiếng Trung.
D20 kết hợp những môn học thuộc khối tự nhiên và môn học thuộc khối xã hội, cùng môn học ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Theo nghiên cứu, Tiếng Trung hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam, vì vậy các bạn theo học tiếng Trung sẽ có thêm cơ hội khi đăng ký xét tuyển bằng khối D20.
Khối D20 xét tuyển ngành nào?
Thực tế khối ngành D20 có khá ít ngành và trường tuyển sinh, các bạn có thể tham khảo các ngành tuyển sinh khối D20 dưới đây:
Ngành xét tuyển |
Mã ngành |
Thiết kế đồ họa | 7210403 |
Kinh tế xây dựng | 7580301 |
Bên cạnh các ngành học hay môn thi thuộc khối D20 thì thông tin khối D20 gồm những trường nào cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn thí sinh. Với một khối thi D20 vô cùng mới mẻ như vậy thì số lượng trường tuyển sinh thông qua khối D20 còn khá ít. Theo đó thì các trường đại học tuyển sinh khối D20 dưới đây bao gồm:
Bí kíp ôn thi khối D20 đạt điểm cao
Vì khối D20 gồm 3 môn chính là Toán, Địa lý và Tiếng Trung nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối D20 và các bạn có thể tham khảo cách học này nhé!
Đối với môn toán
Tăng thời gian tự học
Cần dành nhiều thời gian hơn vào việc tự học ở nhà sau khi được thầy cô hướng dẫn phương pháp trên lớp, các bạn có thể làm theo hai bước dưới đây:
- Bước 1: Với những kiến thức cơ bản nên học trong sách giáo khoa và bổ sung qua internet.
- Bước 2: Làm thật nhiều bài tập liên quan đến phần kiến thức đã học từ mức độ dễ đến khó.
Môn Toán cần nhiều sự biến đổi, với câu hỏi ở mức vận dụng, đọc qua có thể chưa có ngay phương pháp làm nhưng qua vài bước biến đổi thì có thể tìm được đáp án.
Nắm vững kiến thức nền cơ bản, không chủ quan với phần thi lý thuyết:
Đặc điểm của môn thi trắc nghiệm là hay cái bẫy những câu hỏi lý thuyết. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ giúp các em có thể đạt được kết quả cao.
Muốn được điểm cao hơn thì đầu tiên bạn làm chắc chắn các câu hỏi ở mức 6, 7 điểm.
Rèn luyện kỹ năng tinh nhanh
Môn Toán thi trắc nghiệm có 50 câu trong thời gian là 90 phút. Như vậy, trung bình có khoảng 18 phút để đọc đề bài, làm bài và tô đáp án cho mỗi câu hỏi.
Trong quá trình ôn luyện, các bạn cần thường xuyên tìm các hướng làm nhanh, rèn luyện tính nhẩm, tính nhanh và chính xác. Có thể kết hợp cùng việc bấm giờ để kiểm tra tốc độ làm bài của mình và rèn luyện kĩ năng như thi thật. Các bạn cần học cách sử dụng thông thạo máy tính, các mẹo làm được trên máy tính từ bạn bè cũng như tham khảo qua mạng.
Tích cực luyện đề
Luyện đề thi là điều vô cùng cần thiết cho việc ôn thi Đại học, nó sẽ giúp bạn tìm ra ưu điểm, khuyết điểm và từ đó tìm cách khắc phục, hồng phần kiến thức nào thì trau dồi lại phần kiến thức đó đó, sau đó rút ra kinh nghiệm từ những câu làm sai và bổ sung thêm kiến thức từ những câu chưa có hướng làm.
Đối với môn Địa lý
Về các khuôn làm bài tập
Địa lý dễ học hơn vì nó luôn theo khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ cũng có 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng theo khuôn mẫu. Trả lời các kiến thức lý thuyết cũng luôn theo khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều khuôn mẫu nên nếu học, làm bài tập và trình bày theo những cái khuôn này sẽ dễ ghi nhớ và dễ dàng kiếm được những điểm số tốt
Về vấn đề biểu đồ
Bài thi Địa có 3 điểm thuộc về phần biểu đồ và nhận xét biểu đồ và đó là dạng bài tập không khó. Thi sinh cần nắm vững các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng cao hơn của chúng. lưu ý các quy tắc vẽ biểu đồ như ở đầu được phép về bút mực, ở đâu được phép về bút chì – đây là các chi tiết nhỏ giúp thí sinh tránh mất điểm oan.
Kỹ năng về phần nhận xét và giải thích biểu đồ luôn từ khởi quát đến cụ thể. Cái chung nên trình bày trước rồi mới đến cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế để đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu ý.
Về Atlas
Ghi nhớ và đọc hiểu Atlas thường xuyên có thể giúp thí sinh hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ kèm theo khả năng xác định các vị trí địa lý, địa danh quan trọng.. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm bài tập cũng như trả lời câu hỏi để thị.
Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi xác định vị trị, tên các đảo, các vườn quốc gia.
Sơ đồ tư duy
Trước tiên, cần nắm được tổng quan các vấn đề bài học thì mới có thể dễ dàng vạch ra những nội dung. Tiếp theo cản nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai chi tiết các ý.
Đối với môn Tiếng Trung
Phân chia thời gian ôn tập hợp lý
Hãy tự lập cho mình một thời gian biểu và mục tiêu học một cách rõ ràng nhất. Cố gắng dành ra ít nhất 1 đến 2 tiếng mỗi ngày để học thêm từ mới, cấu trúc, luyện đề thi minh họa, chữa đề,… Mỗi ngày “xử lý” mỗi phần thật chắc thì khả năng ghi nhớ và hiệu quả tiếp thu cũng sẽ tăng lên.
Nắm vững ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng làm bài
Đây là những thứ quan trọng mà các bạn phải nắm vững khi ôn thi môn Tiếng Trung:
- Ngữ âm: đây là phần “ăn điểm” trong đề thi, vậy nên hãy ôn tập thật kỹ. Khi học, các bạn hãy chú ý đến những từ có cách phát âm gần giống nhau để không nhầm lẫn.
- Từ vựng – ngữ pháp chiếm đến 44% khối lượng đề thi, vì vậy hãy dành thời gian tích lũy từ vựng, ngữ pháp. Một điểm vô cùng quan trọng nếu các bạn muốn ăn điểm 8+ hay 9+ là ôn tập thật kỹ và nhuần nhuyễn những điểm khác nhau giữa hai từ gần nghĩa.
- Đọc hiểu: bí quyết ôn tập cho phần này đó là luyện đề. Làm nhiều bài đọc không chỉ giúp cho tốc độ đọc của các bạn nhanh hơn, mà còn tích lũy một lượng lớn từ vựng nữa đó!
Luyện đề
Bước vào giai đoạn nước rút thì luyện đề là một phương pháp ôn tập rất tốt và vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: chọn lọc đề và thử bấm giờ để làm quen với áp lực thời gian nhé!
Ngoài những kinh nghiệm ôn thi trên thì các bạn cần xác định thời gian và không gian học tập hợp lý, tránh thức khuya, hoặc học quá nhiều trong một ngày. Thay vì thức khuya dậy muộn thì nên tập ngủ sớm dậy sớm. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng việc nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.
Học khối D20 có dễ xin việc không? Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Khối D20 hiện có ít ngành xét tuyển. Tuy nhiên, các ngành xét tuyển khối D20 là Thiết kế đồ họa và Kinh tế xây dựng đều là những ngành triển vọng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Review khối D20
Qua bài viết trên có thể giúp bạn phần nào giải thích những thắc mắc được nêu ra ở đầu bài viết về Khối D20. ReviewEdu tin rằng với những thông tin này có thể giúp bạn định hướng được khối, trường đào tạo và ngành học cho bản thân mình để từ đó có thể tiếp tục xây dựng tương lai vững chắc và thành công!